En vietnamien  http://forums.vinagames.org/showthread.php?t=8571


et  en anglais  http://www.thingsasian.com/stories-photos/1293

 


Tản Đà - Người mở đầu thơ Việt Nam hiện đại

--- Kiều Thu Hoạch ---


Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) - người làng Khê Thượng, xã Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây) - được coi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt ra ngoài lối thơ niêm luật gò bó, Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Ông có thơ ngông, thơ buồn, thơ say, thơ lãng mạn... nhưng tất thảy đều thể hiện tấm lòng yêu nước thương nòi. Tản Đà cũng là người đóng vai trò khai sáng và tiên phong trong văn xuôi nghệ thuật.

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, nay thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939. (1)

Cha ông là Nguyễn Danh Kế, đậu cử nhân thời Tự Đức, được bổ tri huyện, tri phủ, rồi án sát, nên ông được "tập ấm", thường gọi là Ấm Hiếu. Mẹ ông là một đào nương nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao, Nam Thành, lấy lẽ thứ ba ông Nguyễn Danh Kế và Ấm Hiếu là con thứ tư, mà cũng là con út của bà.

Năm Ấm Hiếu lên ba tuổi thì bố mất, sau đó mẹ ông lại trở về nghề cũ. Từ bấy giờ, ông được người anh cùng cha khác mẹ là Giáo thụ Nguyễn Tài Tích nuôi dưỡng.

Theo tác phẩm Giấc mộng lớn, một cuốn tự truyện của Tản Đà, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì ông đã thi hỏng luôn hai khóa ở trường Nam (trường thi Nam Định). Sau lần hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912), ông mới thôi nghề khoa cử. Lúc này, ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch của người Thái Tây (2) và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây. Chính trong "Giấc mộng lớn", ông đã viết: "Ngoài sự làm văn thơ, chỉ mê thiết xem các thứ nhật trình Tàu. Cảnh ngộ vô tình mà cái cơ duyên báo chí sau này cũng phát đoan (3) từ đấy". Trong thời kỳ này, Tản Đà còn được người anh rể Nguyễn Thiện Kế dìu dắt vào con đường văn chương. Nguyễn Thiện Kế từng làm tri huyện Tùng Thiện và Phúc Thọ của xứ Đoài, vốn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng đương thời, lại là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, thường làm thơ đả kích táo bạo bọn quan lại cao cấp, tay sai của thực dân Pháp. Trong "Giấc mộng lớn", Tản Đà tỏ ra hết sức kính phục tài văn chương của quan huyện Nguyễn Thiện Kế, gọi ông là đại thi hào, đồng thời cũng ghi nhận ảnh hưởng của nhà thơ này đối với mình: "Cái sinh nhai quốc văn của mình có hay hơn mười năm nay, thực từ trong lúc thanh niên, có quan huyện - Nguyễn Thiện Kế, phát đoan, dẫn đạo".

Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở "Đông Dương tạp chí", năm 1915. Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức "Đông Dương tạp chí" phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông, và Tòa soạn đã ghi nhận xét rằng: "Bản quán duyệt qua tập văn ấy, thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kỳ khôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!".

Và suốt từ đó cho đến năm 1939 là năm Tản Đà mất, ông đã sáng tác liên tục không mệt mỏi một khối lượng đồ sộ gồm đủ loại thơ, văn, truyện, ca kịch, các làn điệu dân ca, từ khúc, diễn ca, dịch văn học cổ điển Trung Quốc như thơ Đường và Kinh Thi, chú giải Truyện Kiều... Hiện nay, giới khoa học đã sưu tập được khoảng trên 30 tác phẩm gồm các văn tập, thi tập của ông như: Khối tình con, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Còn chơi; Thơ trên các báo và An Nam tạp chí, Thần tiền, Lên sáu, Lên tám, Tản Đà tản văn, Tản Đà tùng văn, Truyện thế gian, Nhàn tưởng, Thơ Tản Đà,v.v.

Điều lạ kỳ là Tản Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường... thế mà ông viết văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục. Năm 1916, khi tác phẩm "Giấc mộng con I" ra đời, Dương Bá Trạc đề tựa cho Tản Đà đã phải khen: "Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn mặc ấy!". "Giấc mộng con I" cũng như "Giấc mộng con II" là hai tập du ký tưởng tượng, có thể coi đây là tiểu thuyết viễn tưởng của Tản Đà. Ở "Giấc mộng con I", Tản Đà chỉ lấy tư liệu trên báo chí mà tả lại những nơi danh thắng trên thế giới, như thác nước Niagara ở Canada, đền Taj-Mahal ở ấn Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập..., thế mà ông miêu tả sống động, hứng thú y như là chính mình đã tới chơi những nơi đó thật. Ở "Giấc mộng con II", ông kể chuyện cuộc chơi lên thiên đình, gặp các danh nhân lịch sử thế giới và Việt Nam, như Lư Thoa (J.J.Rousseau), Đông Phương Sóc, Khổng Tử, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi... Qua hai cuộc viễn du tưởng tượng, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới lý tưởng, diệu kỳ, đến với những cảnh sắc tươi đẹp, gặp gỡ những nhân vật tài hoa. ở đó chỉ có cái đẹp, cái cao thượng, tình yêu thương và lòng tôn trọng lẫn nhau, khác hẳn cái xã hội xấu xa nơi trần giới. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực phê phán lại vừa có ý nghĩa lãng mạn, thể hiện những ước vọng nhân văn của tác giả.

Tản Đà là người thích mở rộng, và có một trí tưởng tượng rất phong phú, song nhiều khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tố thi pháp trong cá tính sáng tạo của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm. Trường hợp tiểu thuyết "Thần tiền" chẳng hạn, là như vậy. ở đấy, với giọng văn châm biếm hài hước, tác giả đã mượn lời hai chị em đồng tiền nói với nhau để tố cáo thói ăn tiền bẩn thỉu của bọn quan lại: "Khi đã vào trong cửa quan, trên thời quan nha, dưới thời lính tráng, dân sự, mà các ông ấy để mình nằm trần truồng ra trước công đường. Lúc ấy thẹn phải chết... Ngồi đấy, rồi thấy quan cũng thét mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ không phải là quát mắng mình, mà mình thỉnh thoảng thấy quan nhìn mình thời nó như có ý thương yêu lắm!". Cách kể chuyện như vậy thật là hóm hỉnh và hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong nhiều bài văn ngắn, tùy bút, bút ký, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cần bóng gió mà đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, vào tầng lớp trên vô liêm sỉ, đồng thời tỏ ý bênh vực những người nghèo khổ, lương thiện, ca ngợi lòng yêu nước, thương nòi. Chẳng hạn trong tạp văn "Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội", đăng ở Đông Pháp thời báo năm 1927, Tản Đà viết: "Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?". Hoặc một đoạn khác ông viết: "Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi, thời tức là người thượng lưu vậy". Tác giả lấy đạo đức con người mà không lấy sự giàu nghèo làm tiêu chuẩn để phân biệt thượng lưu, hạ lưu. Trong xã hội phong kiến thực dân, đạo đức suy đồi, luân thường đảo ngược, cái ác đang ngự trị, cái lợi cái danh đang chi phối cuộc sống mà Tản Đà lại công nhiên viết trên báo như vậy, há chẳng phải là một nhà văn, nhà báo đầy khí phách, đầy dũng khí? (Chính vì vậy mà bọn quan lại thực dân phong kiến đã tỏ ra không ưa ông, thường để ý xét nét, rình rập ông; điều này ông có ghi rõ trong tập Giấc mộng lớn).

Văn xuôi Tản Đà còn có những thiên tùy bút, bút ký, tiểu phẩm, chan chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ nhục của đồng bào trong kiếp sống nô lệ, lầm than. Đó chính là loại văn mà Tản Đà gọi là văn vị đời. Các bài "Cảnh nhà nghèo lấy vợ", "Cảnh túng đi vay tiền"... là những tác phẩm như vậy.

Nhìn chung, văn xuôi Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội đương thời, bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, có bản lĩnh, bản sắc riêng.

Có thể thấy rằng đó là thời điểm quốc văn mới phôi thai, mới bắt đầu, mà lại là văn xuôi nghệ thuật, thì mới thấy hết vai trò khai sáng và tiên phong của Tản Đà.

Trong lĩnh vực thi ca cũng vậy, thơ Tản Đà là thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả cũng vẫn là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ. Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh và Hoài Chân trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã viết những lời trân trọng: "... Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn 20 năm trước, đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa". Trước đó, trong tuần báo Ngày nay (số ra ngày 17-6-1939), Xuân Diệu, một người say mê thơ Tản Đà từ nhỏ, cũng đã viết: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".

Đương nhiên, Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới lớp sau ông. Nhưng rõ ràng, ông là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ:

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh,
Một phút trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

(Tống biệt)

Trong thời buổi mà lối thơ niêm luật gò bó đang còn phổ biến, thì lối thơ như bài Tống biệt này của Tản Đà quả thật là mới, rất mới!

Chính cái sự mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ ấy đã tạo nên "một giọng phóng túng riêng" trong phong cách thơ Tản Đà:

Trời sinh ra bác Tản Đà,
Quê hương thời có cửa nhà thì không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ,
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...

(Thú ăn chơi)

Loại thơ phóng túng của Tản Đà còn nhiều, đọc những bài như thế, có thể liên tưởng đến giọng thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương... Song cũng đúng như các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã nhận xét: "Cái dáng điệu ngang tàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không bao giờ có vẻ vay mượn". Cái phóng túng, cái ngang tàng ấy chính cũng là cái ngông mà Tản Đà đã tự nhận:

Vùng đất Sơn Tây này một ông,
Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng,
Sông Đà núi Tản ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
Bởi ông hay quá ông không đỗ,
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông!

(Tự trào, sau khi hỏng thi ở trường Nam Định, 1912).

Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi,
Bán áo mà mua giấy viết ngông.

(Dạm bán áo đoạn)

Khi làm chủ báo, lúc viết mướn,
Hai chục năm dư cảnh khốn cùng...
Trần gian thước đất vẫn không có,
Bút sắt chẳng hơn gì bút lông
Ngày xuân như ngựa, đầu xanh bạc,
Chán cả giang hồ, hết cả ngông

(Tiễn ông Công lên trời).

Đi liền với cái ngông là cái say, nhưng đó không phải là cái say ẩm thực tầm thường, mà là cái say của tao nhân mặc khách, cái say vì nhân thế, vì cảnh đời:

Cảnh đời gió gió, mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say ta lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái đỉnh phù du
Trăm năm thi sĩ tửu đồ là ai?

(Thơ rượu).

Và đã say không phải vì rượu mà vì đời, vì thế sự thì thật khó dứt cơn say:

Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười.

(Lại say).

Nhưng bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ Tản Đà vẫn là cái điệu buồn vẩn vơ, cái nỗi sầu man mác và cái tình bâng khuâng, những yếu tố muôn đời của chủ nghĩa lãng mạng, nhưng lại chỉ riêng có ở Tản Đà, và đó là chủ nghĩa lãng mạng Tản Đà, nếu có thể gọi được như thế!

Mùa thu là mùa gợi buồn cho thi tứ và cũng là mùa muôn thuở của thi ca lãng mạng. Nhưng thơ thu của Tản Đà không phải chỉ có buồn mà còn có nhớ, một nỗi buồn nhớ vơ vẩn, bâng khuâng:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơị

(Muốn làm thằng Cuội).

Suối tuôn róc rách ngang đèo,
Gió thu bay lá bóng chiều về tây
Chung quanh những lá cùng cây,
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm...

(Vô đề)

Làn cây khuất bóng trăng tà,
Đêm thu một khắc quan hà mấy mươi
Nhớ ai đất khách quê người,
Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ.

(Nhớ ai)

Và đây là một bài thơ thu nổi tiếng mà chính Tản Đà đã chọn để mở đầu các giờ giảng văn ở trường Hồng Bàng, Hà Nội, bài "Cảm thu", tiễn thu:

Từ vào thu đến nay,
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh,
Trăng thu bạch,
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh,
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm,
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà,
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nào người cố lý tha hương,
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai...

Tản Đà ngông, Tản Đà say, Tản Đà buồn, Tản Đà mơ mộng, có lẽ cũng chỉ là một phần cảm của ông trước buổi giao thời "gió Á mưa Âu", cái thời mà chỉ thấy:

Luân thường đổ nát, phong hóa suy,
Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly...

(Trần ai tri kỷ).

Còn trong thực tế, Tản Đà không phải là con người thoát ly, nhắm mắt trước thời cuộc. Thơ ông cũng không hiếm những bài hướng vào hiện thực xã hội, bộc lộ những tình cảm yêu nước, thương nòi:

Này những ai, này những ai,
Ai có nghe rằng việc thủy tai,
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông cùng tỉnh Thái,
Ruộng ngập nhà chìm thây chết trôi...
Lệ đầy vơi, tình chia phôi,
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu,
Cha còn sống đó, con bồ côi

(Khuyên người giúp dân lụt)

Và nói như Nguyễn Đình Chiểu: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Tản Đà hay thương dân nên cũng hay ghét bọn tham quan ô lại hại dân, hại nước:

Cũng phường dối nước quân ăn cắp,
Cũng lũ tàn dân giống hại đàn.
Lạnh lẽo hơi sương tòa Tạp chí
Lệ ai giàn giụa với giang san.

(Cảm đề)

Đục nước năm nay cò lại béo,
Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền

(Nhớ cảnh nước lụt ở bắc).

Tản Đà rất ghét bọn ăn hối lộ, ông được biết chuyện Tuần phủ Vĩnh Yên là Đào Trọng Vận nhân một vụ kiện tranh chấp gia tài đã ăn của đút gần ba nghìn đồng, ông đã gợi ý cho Ngô Tiếp viết truyện "Tờ di chúc" để tố giác vụ này, rồi ông lại viết bài thơ "Cảm đề" cho tiểu thuyết này với một giọng châm biếm khá sâu cay, chua chát:

Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn
Mặt sắt còn bia miệng thế gian,
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan...

Là một người dân mất nước, lo cho vận mệnh của Tổ quốc, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nói đến các anh hùng dân tộc, nói đến dân vong quốc, nói đến nòi giống Tiên Rồng... thể hiện tư tưởng yêu nước một cách kín đáo. Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài "Thề non nước", một bài thơ đã đi sâu vào lòng người và được lưu truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân:

Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non, nước nước không nguôi lời thề

Riêng ở xứ Đoài, bài thơ này cũng như nhiều bài phong dao của Tản Đà từ lâu đã trở thành những bài hát ru quen thuộc, như những bài hát dân gian.

Tản Đà là nhà thơ thân thương của xứ Đoài như ông đã tự khẳng định: "Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!" (Giấc mộng lớn). Nhưng vượt khỏi "Đà Giang, Tản Lĩnh nước non quê", Tản Đà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu, như ngôi sao khuê rực sáng của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?" (4). Và Tản Đà cũng hoàn toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu trên Tuần báo Ngày nay (17-6-1939) ngay sau khi Tản Đà qua đời: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".


--------------------------------------------------------------

(1) Năm sinh, năm mất và thơ văn của Tản Đà đều căn cứ theo Tuyển tập Tản Đà, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.

(2) Thái Tây: Chỉ Âu-Mỹ nói chung.

(3) Phát đoan: Bắt đầu.

(4) Dẫn lại theo Nguyễn Khắc Xương, Sđd, tr.480.


nguồn: Văn hóa nghệ thuật



__________________

 

Tan Da: Vietnam's First Modern Poet 

About the Author

Jason Gibbs 

 

In Vietnam, poetry is truly part of popular culture. Daily newspapers print poems, poetry books are prominently displayed in bookstores and there are radio and television shows of and about poetry. Poets have become important governmental and political figures and political leaders have written poetry (think of Ho Chi Minh). Vietnamese from all levels of society appreciate folk sayings, a beautifully turned phrase or a penetrating poetic image.

Early 20th century Vietnam is a fascinating time of modernization and westernization in all areas of Vietnamese cultural life. The poetry and literature of this time reflect the psychological strains and uncertainties as well as the enthusiasms of Vietnamese as they encountered western culture, yet also struggled with the difficulties of being colonial subjects with limited control of their own destinies.

One figure who lived through these challenging times and expressed all of their wonders and contradictions was the poet Tan Da. Born in 1889, he grew up in a Confucian family that emphasized study of the Chinese classics, but during a time when the traditional exams no longer had any meaning. As a result he also attended western schools where he learned the Vietnamese romanized script (quoc ngur) and French, but he encountered difficulties there as well. He deeply loved a woman from a high-class family, but knew that she and her family could only accept him if he passed tests to qualify for some governmental position and station in society. However he failed these tests on two occasions. The poem "Teasing Myself" sums up his bitterness at this rejection. The test evaluator commented that his writing was "too good.".

Teasing Myself
(After failing the test at Nam Dinh school)

Out of Son Tay soil there sprouted a man,
Who reached an age fecund with powerful verse.
The Da river, Tan mountain, who forged them?
A Saint's pen, a God's phrases, strewn all around.
Such syllables, such characters, are they inferior to any?
Encouragement, high marks, are they there or are they not?
Because you're too good, you didn't pass,
And in failure, you're even more extravagant.


Son Tay Province was the former name of poet's birthplace (it's part of present-day Ha Tay Province). His birth name was Nguyen Khac Hieu (khac means to engrave or set in stone and hieu means obedience and loyalty to one's parents and ancestors). As a poet he took the pen name Tan Da, reflecting a love of his place of birth near the Da or Black River and Tan Mountain also in the Son Tay region. As "Teasing Myself" shows, Tan Da's poems are full of biographical references. Further reading of his poems gives the reader a good sense of the poet and through the entire body of work one begins to see the poet's persona.

The following poem was written for Tet (the Vietnamese lunar New Year) of 1934 (the Year of the Dog).


A Poem to Chant for Myself
(The Eve of Tet Year of the Chicken passing to the Year of the Dog)

Who was forged by Da River and Tan Mountain,
For ages now, how many such people have there been?
Loyalty and fidelity, perfect like massive gems,
Nobility laid open, white like a plum blossom petal.
Money, the wind lightly strews - poems fill my pockets
Fame, like duckweed drifts - strong wine by the jar.
In the year of the dog, the heavens command the angel to come down.
Eternity, make an exception and prolong this spring.


Like the preceding "Teasing Myself" this poem expresses a combination of boasting and self-deprecation. The poet values and extols loyalty, fidelity and nobility, but eschews money, which is scattered by the wind to the benefit of his abundant poetry. Eschewing fame, which he compares to a weed drifting aimlessly on a pond, he chooses wine, seemingly never in short supply.

Despite his protestations to the contrary, Tan Da's fame was never in doubt among lovers of literature. From the mid-1910s he was well known as a writer and editor for several newspapers. He wrote traditional plays (hat cheo), novels, instruction books for children and made translations from Chinese (mostly T'ang poetry as well as the Strange Tales of Liaozhai - Lieu Trai Chi Di). He wrote prolifically until his death in 1939.

In a memoir, the writer Nguyen Vy describes encountering, as an awe-inspired youth, the poet dressed in the old-fashioned manner of a Confucian scholar: " Tousled hair parted on one side, wearing a very long, old, black robe, slightly dirty white trousers and a pair of worn-out shoes. "His eyes flashed as he looked at me." Here we see a man of the older generation with a bohemian intensity. The poet speaks of his circumstances in the poem "Poverty." 

Poverty

Sure there are those better off than I,
But I outdo all at poverty.
My scenery includes mountains and rivers,
hamlets and alleys,
Houses without brick roofs, not even thatch.
My literature's cheap, unwanted, looking at it is a bore,
Fine living, passions,
I find thinking of them bland.
In a former life, I remember being born during the summer rain era,
When it rained gold three days, so I'm bored with spending coins.


Although Tan Da describes himself as poor, he apparently always had the means to enjoy tobacco, wine and delicious food, probably available to him in some part due to the camaraderie of the literary community. This poem shows the poet's appreciation for his humble surroundings among the ramshackle houses of the poor. He is disinterested in material accumulation--he must have gotten such ambitions out of his system in a previous life.

A theme common to Tan Da's work is the appreciation of natural beauty, particularly that rivers and mountain evoked by his nom de plume. As poet Gary Snyder notes, rivers and mountains in Asian literature represent the painted landscape. In countrysides like those of China and Vietnam nearly all land that could be was cultivated--mountains and rivers are the wild places away from society and its concerns. Snyder also describes how mountains and rivers are "the visible expression of cosmic principles." Tan Da's poem "The non nuoc," translated by Huynh Sang Thong in his Anthology of Vietnamese Poems as "The troth between the hill and the stream," evokes this ideal. The poem describes the complementary strengths of stone and water and their equilibrium the ages. Furthermore the phrase "non nuoc" in Vietnamese has the added meaning of "the homeland." Tan Da employs the description of Vietnam's natural beauty to evoke his homeland's permanence and to symbolically uphold his people's desire for their independence and autonomy.

As we have seen, the popular figure of Tan Da was always associated with drink and drunkenness. He wrote a trilogy of poems "Not Yet Drunk," "Drunk," and "Still Drunk" in hai noi form. These were poems written to be recited by co dau, or women singers in a geisha-like setting. These women sang to the accompaniment of the dan day, a three-stringed lute, in a musical form called hat a dao or ca tru. Male guests would visit the place of business of the co dau to eat, drink and be merry. They enjoyed poetry and singing and took turns playing a praise drum in response to the singer's performance. 

Drunk Again

(Introduction)
To be drunk I think spoils one's life,
It spoils the times, it's such a waste; being drunk
because of the times, I keep getting drunk.
The earth's drunk so the earth spins,
The sky's face is also burning red, who thinks that's funny?

(Song)
I'm drunk and don't even knowing how many times it's been
I look at the green mountains and don't see a thing...that's drunk.
Odd! Why drunk? Forever drunk this way -
Drunk all night, by day all but unconscious.
My wife says being drunk on wine is truly useless:
But I desire to drown my sorrows and so be granted freedom.
Of this mortal world's affairs - who's awake, who's concerned,
Inebriated a little or a lot it's all the same.
Oh heaven and earth! Drunkenness is such pleasure.
Wives instruct husbands, if but it was easy then
wouldn't we give it up right away?
If I want to get drunk again, then I'll go ahead and get drunk.


As Huynh Sang Thong notes in the introduction to the aforementioned book, poets often used the hat noi form to escape the formalities of traditional poetry, and "with a singing-girl as his confidant, his kindred soul," truly express himself. His inability to favorably affect the "mortal world" leads him to find release in drunken pleasure. Many Vietnamese lovers of literature felt sympathy with such an attitude. Tan Da served as a sort of model to the next generation, known as the pre-war (tien chien) poets, as we as already seen with Nguyen Vy.

Another poet Tran Huyen Tran wrote a poem originally entitled "A Dream of Drinking with Tan Da."

With Tan Da by Tran Huyen Tran

Just warm up some more wine
This flask must have just about run dry
Then let's raise our cups and drink together
Pour one heartache into another
Am I drunk?
Sir, could we young ones have yet had our fill???
With this life's pain, what of this drunkenness?
Does the road really run far, old master?
I can brave this, for
To go near happiness, one must go far along the road
I'm sunlight, you're mist
Early in the day I suddenly awake, you linger into the heart of afternoon
Wind and rain, your hair has known much
Your heart still bears the heaviness of so many feelings.

Besides, the hair on my forehead is still black,
Yes, I've still thousands of waterfalls and rapids to go
With life a fleeting passion
This way is better than being bored, faulting life's daydreams
Pour it out, just pour, pour it out
Pour out for me all my life's opening decades
The wellspring of pain, let's pour it out for each another
Just these drunken words are a statement of sincerity.


Tan Da was for Tran Huyen Tran a model--a man who knew how to weather life's difficulties, but yet maintain a zest for life.

In "A Stroll at the Flower Nursery," also written in the four-line, seven-syllable structure, Tan Da shows fascination and enthusiasm as well as wistful despair about the lot of his country.

A Stroll at the Flower Nursery
(The Hanoi Botanical Gardens)

Its distance from Hanoi's streets is near, not far,
Could there be anything more delightful than the flower nursery?
Having a chance I stroll to cheer myself up,
Go up there at noon for some fresh air, sit and hum a tune.
Sitting, I sadly remember the stories of old:
The capitol Thang Long built long, long ago.
Were there castles, monuments, and palaces here,
Or just a few trees, patches of grass, and some flowers?
But it's certain that since the Westerners came,
We've gotten an iron cage to enclose and tend the animals:
Strange beasts, beautiful birds, and shade trees,
Wide, splendid roads, and pleasant views.
During the three months of summer, many people stroll through,
Especially on cool afternoons, there are crowds of all stripes.
Monsieur, Madame, Japanese, and Chinese,
Magistrates, secretaries, old scholars, servants and nursemaids.
Cars, horses, people all come by,
Standing here, going there, talking a little with a laugh.
Butterflies take to wing, the color of fluttering shirts,
The fragrance of magnolia spreads like a perfume.
The afternoon's late, the funlovers all have left,
At the tree's root, sighing, I sit alone.
Of the Ly, Tran, and Le kings, all is lost,
But the sight of deer leisurely taking their stroll.


This poem expresses a combination of the enjoyment, nostalgia, melancholy and bewilderment of the poet at the situation of his country seen through an afternoon at the Botanical Gardens. This garden also was a zoo and was located in the site of Thang Long, the former capital of Vietnam during the Ly, Tran and Le dynasties (from the 10th to the 16th centuries). This was a time of glory for Vietnam when the nation achieved its independence from China and fought off later Chinese invasions. Tan Da sits wondering about the place that he is enjoying. Were his surroundings the location of his nation's pride or were they merely trees, grass and flowers? That reflection is brought into focus in the above piece--this beautiful, cool place of his musing is only here as the result of the French, a new invader that one can not speak against directly. Not only have the French created this delightful place, but they have also locked up and are nurturing animals in iron cages--a not so thinly veiled allusion to the French "protectorate" and the collaborationist Vietnamese who were fed by them. He then describes the visitors to the park in two contrastive sentences that reflect the hierarchical reality he saw. One line describes foreigners in order of their rank--the French gentlemen and ladies, then the Chinese and Japanese. The second line of the pair begins with the indigenous bureaucrats of the new colonial order--magistrates and secretaries, followed by the old-style Confucian scholars and ending with the bottom rung of urban society--the house servants. To the poet, the whole lot are like exotic animals in cages, but he remains ambivalent because of his awareness of his own captivity. In the 19th and 20th lines he places in parallel two sentences that contrast the natural beauty of the butterfly and the magnolia with the artificiality of fashionable clothing and perfume. In the end he is discouraged by the entire spectacle. He witnesses deer enjoying themselves in the empty park. Could he see himself and his countrymen as harmless as these deer, unable or uninterested in doing anything except strolling within their confines?

"A Stroll at the Flower Garden" parallels the then contemporary situation of Vietnam. They had struggled against the French in the 19th century but found themselves powerless. They then marveled at the technology that the French brought, just as Tan Da marvels at the iron cage, and the wide, splendid roads. Thus while he was not appreciative of collaboration with the French, he realized that a return to the past was not an option as the following poem "Advice to Study" shows:

Advice to Study

"Now Chinese characters are in decline,
What's the use of continuing to study them!
Western characters are right for the times,
But know too much and you're unmarketable!"
Since those years it's been awhile,
I wrote a few sentences,
That looking over today
Truly aren't wrong in the least.
The old is now nearly gone,
As for the new, it's killed not a few.
As the economy gets worse,
The new and old get mixed and twisted together.
Those who manage to work for newspapers
Find a rocky climb to fame and wealth.
Life's road is hard enough to travel,
And the burden's heavier if you add a wife and children.
Even if your shoulders can support a family,
What's to be done about society?
Though the lengths of our lives have yet to be fully reckoned,
What's to be done for the motherland?
The days, then the months go past,
Every year the body is that much older.
Hides wear down, iron also rusts,
Of duties to society, oh, how to keep the will strong!
The sad autumn wind throughout the long night
Blows lightly on the dim lamp.
Who do I miss, oh far-off one,
Let's recall together a few words:
In life you have to indulge a bit,
Even a grudging smile beats tears.
The lives of we fathers haven't amounted to anything,
But if you have children, you must let them study!


This poem published in 1935 near the end of the poet's life expresses the futility that Tan Da and many of his fellow Vietnamese felt in their circumstances. Biographical details like his newspaper work and family responsibilities are mixed with his outlook on society. The "dutiesto society" still weighed heavily. There was so much to be done to improve the situation of their nation, yet he and his generation felt that had done so little to that end themselves. In his poem "TatteredMap" (in Huynh Sang Thong's Anthology) he similarly admits that his generation had not taken care of the "map" representing Vietnam that their forefathers had acquired and left to them. In "Advice to Study," all he could do was encourage the next generation to learn more. In the meantime he would "indulge a bit" and try to hold a smile in spiteof it all. Tan Da is a modern poet who acknowledged that Vietnam could not return to its past ways however full of apprehension he might have been about the future that they were being delivered.
Many of the poems I have selected are sardonic and autobiographic, but he also wrote a great deal of more serious and searching poetry. One such poem is entitled "Farewell." 

Farewell

Peach leaves fall, scattering on the path to T'ienT'ai mountain,
The brook sees you off, the oriole guides you and your sorrows!
Half a year in paradise,
One single step back tomortal life,
Old desires, overflowing love, that's all we had,
Stones wear down, moss uponthem fades
Waters flow, flowers driftpast,
The stork flies upward, surging all the way to thefirmament's end!
The cavern's entrance
The mountain's top
The olden path,
A thousand years sigh beneath the moon's shadowplay.


This poem is actually an aria from a hat cheo theater work that Tan Da wrote called "Thien Thai," meaning "T'ien T'ai Mountain," or "paradise." It's based on the story of two young Chinese scholars in the 1st century AD--Liu Chien and Juan Chao. They got lost while searching for medicinal plants in the vicinity of T'ien T'ai mountain. They followed the Peach Tree Spring and ended up in a paradise with beautiful fairy deities who became their lovers. After half a year they became homesick and although they knew they could never return to paradise, they decided to go back to the mortal realm. Upon returning they discovered that nearly three hundred years had elapsed. Tan Da's poem captures this multi-layered sense of time--the half year and single step contrast with the stones, moss and waters in their relentless natural processes with the thousand years of moonplay. Paradise ultimately becomes a beautiful memory that must be left behind as they return to the mortal world.

Tan Da was at home with the received forms and manner of the Chinese poetry that Vietnamese had emulated for centuries, but he also sought to express the realities of the Vietnam he was living in. Vietnamese readers admire both the playfulness and gravity of Tan Da's writing. His frustrations echoed theirs. He too had to adapt to a rapidly changing world, but died before the momentous changes that overcame his country in the following several decades. While he could not produce answers that were better than anyone else's to his nation's problems, he articulated a form of poetic patriotism, a love of his nation's history and natural beauty and a hope that Vietnam's children would succeed better than his generation.

References


An Anthology of Vietnamese Poems from the Eleventh through the Twentieth Centuries. Edited and translated by Huynh Sang Thong. (New Haven, CT: Yale University Press, 1996.)

Kieu Thu Hoach. "Tan Da - nguoi mo dau tho Viet Nam hien dai" originally in Tap chi Van hoa Nghe thuat, reprinted in Nhan Dan online (May 15, 1999)

Nguyen Tan Long, Nguyen Huu Trong. Viet Nam thi nhan tien chien. Vol. I (Los Alamitos, CA: Xuan Thu, n.d.).

Nguyen Vy. Van thi si tien chien. (Saigon: Nha sach Khai Tri, 1970).

Schafer, Edward H. Mirages on the Sea of Time: The Taoist Poetry of Ts'ao T'ang. (Berkeley: University of California Press, 1985).

Snyder, Gary. The Practice of the Wild. (New York: North Point Press, 1990).

Snyder, Gary. ""Wild" in China," The Co-Evolution Quarterly 19 (Fall 1978), 39-46.

Tan Da. "Khuyen hoc," Phong Hoa (December 6, 1935), p.4.

Tan Da van van. Vol. I (Paris: Institut de l'Asie du sud-est, 1986 (1944).

Tan Da van van. Vol. II (Fort Smith, AR: Song Moi, n.d. (1944)).

Vo Quan Phuong, Lang man Tan Da, Nhan Dan online (July 2, 1999), 

Published on 1/1/00