(Kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 63 của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (14/8/1943 – 14/8/2006)
Nguyễn An Ninh sinh vào năm Canh Tị (15-9-1900 ), tại làng Long Thượng, huyệnCần Giuộc, tỉnh Chợ -Lớn.
Khi bước vào tuổi 18 (1917) Nguyễn An Ninh đang theo họcnăm thứ nhất trường Cao Đẳng YDược ở Hànội, nhưng mớihọc được 6 tháng, ông chuyển sang học Luật. Tuy nhiên, theo như ông đã nói: “Từ tuổi 18 tôi băn khoănbứtrứtbởimột cuộc tiến hóa trong tâm hồn, khiến cho tôi làm việc không ngừng vànó cũng thường làm cho tôi ngờ vựclấy tôi, ngờ vựcvề những ý nghĩ,về lợi ích của những việc làm của tôi.” (Trích từ bức “Thư Chống Án” ngày 29-4-1926 của Nguyễn An Ninh).
Cho nên ông quyết định bỏ học Luật ở Hànội, để đi sang Pháp du học (1917). Đến Pháp, Nguyễn An Ninh vào học ngay tại trường Lycée Bordeaux để thi lấybằngTú Tàicủa Pháp quốc, điều kiện để thi vào khoa Luậtcủa trường Đạihọc Sorbonne ở Paris. Trong vòng 6 tháng, Nguyễn An Ninh đã hoàn thành xuấtsắcvề việc thi lấybằng Tú Tài ở trường Lycée Bordeaux, và thi đậu vào khoa Luậtcủa trường Đạihọc Sorbonne (1918). Ngay từ lúc này, Nguyễn An Ninh đã làm rạng danh về tài họccủa Tuổi Trẻ Việt Nam, trên kinh đô ánh sáng củanước Pháp!
Niên khóa 1919-1920, Nguyễn An Ninh đã đậubằng Cử Nhân Luật thuộchạng ưucủa trường ĐạiHọc Sorbonne (Paris). Nguyễn An Ninh, với thành tích họctập xuấtsắcvượtkỷ lục đó, ông đã phá bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân Pháp, về cái gọi là “Dân thuộc đị a không đượ c phép thi vào các trường ĐạiHọccủa chính quốc Pháp!” Tên Cognacq -Thống đốc Nam Kỳ,rấttức giận và muốn trị tội Nguyễn An Ninh, từ khi ông bỏ học luật ở Hànội, tự động đi sang Pháp mà không xin phép chính quyền thuộc địa ở Nam kỳ. Nhưng, hắn đành phải imhơilặng tiếng,vì Bộ Thuộc Địa đã quyết định như sau: “Miễn trừ số tiền đề n bùhọc phí 404 đồng 78 cho sinh viên Nguyễn An Ninh, người đạtkết quả thi xán lạn vào ĐạiHọc Paris.” (Theo công điện số 183 ngày 28-7-1921, củaBộ Thuộc Địagửi Toàn quyền Đông Dương tại Hànội).
Con đường họcvấn và danh vọng đang thênh thang, mở rộng trướcmắtcủa người thanh niên Việt Nam 21 tuổi (1900-1920) NGUYỄN AN NINH! Nhưng, người thanh niên Nam Kỳ Việt Nam ấy quyết không chọn con đường danh vọng, hưởng lạc trong khi dân tộc Việt Nam đang đắm chìm trong đêm đen thuộc địa! Nguyễn An Ninh đã chọn con đường:
“Sống sao cho phải, chonênsống,
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.”
“Chếtvì Tổ quốc, đời khen ngợi,
Chết cho hậu thế, đẹptương lai.”
(Trích bài thơ “Sống VàChết” của Nguyễn An Ninh)
Kể từ năm 1921, cử nhân Luật Nguyễn An Ninh đãdấn thân trên con đường hoạt động Cách Mạng Dân Chủ Xã Hội, do chính ông đã tiếp thu và sang tạotừ hai luồng tư tưởng lớncủa thời đại: Tư tưởng Dân chủ của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
Nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 63 (14/8/1943 – 14/8/2006) của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, chúng ta hãy nghiên cứu Quan điểm Dân Chủ của ông, liên hệ với thực tiễncủa công cuộc đấu tranh thực hiện Dân Chủ Hóa Việt Nam hôm nay, chúng ta mới thấy giá trị lịch sử củatư tưởng đó!
Quan điểm Dân chủ của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, bao gồmmộtsốđiểmcụ thể sau đây:
Theo nhà cách mạng Nguyễn An Ninh: Muốn cho dân ta có tư tưởng Dân Chủ, trong hoàn cảnh khắc nghiệtcủa“đêm đen thuộc địa”, chỉ có con đường “Chung đúc học thức cho người An Nam” (Une Culture Pour Les Annamites). Đ ây cũng là đầ u đề bài diễn thuyếtcủa Nguyễn An Ninh, tại “Nam Kỳ KhuyếnHọcHội” ở Sàigòn, vào đêm 25 tháng 1 năm 1923.
Trong bài diễn thuyếtlịch sử này, trướchết, Nguyễn An Ninh đề cập đến giá trị “Khai hóa của châu Âu …”, rằng: “Không có nẻo khai hóa nào có thể mang con người trở nên toàn văn, toàn đức cho bằng sự khai hóa của Europe. Muốn nói rõ hơn thì sự khai hóa của Pháp quốc.Vì nềnvăn hóa của Pháp quốc có thể dắt người đếnnơi đức sang, để sửa mình, trị nhà, rèn đúc vĩ nhân, bác sĩ, nạng đỡ trình độ nước nhà, cho dân tộc nở nang hầu khỏi cái kiếp diệt vong!” (Trích bài đãdẫn)
“Văn hóa Pháp” mà nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đề cao là “Văn hóa Pháp cách mạng” (chớ nên nhầmlẫnvới “văn hóa Pháp thực dân). Do đó, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã chỉ rõ thêm rằng: “Song muốn cho đặng, đến chỗ ước nguyện đó thì phảihọcrồi đem tư tưởng Europe, Pháp quốc, về mà truyền bá lại cho giống nòi, khử trừ cái lẽ dã man, chớ chẳng nên học thành tài rồivề cứ giục giã theo đường sĩ hoạn, đó là họclấyvăn hóa hay mà không biết dùng, để cho giống nòi phải đọa vào cái họa “tiêu diệt” vậy!” (đãdẫn, như trên)
Ở Những năm đầ ucủa thập niên 20 của thế kỷ XX, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (năm 1923, Nguyễn An Ninh mới lên 24 tuổi) mà ông đã nhận ra con đường “Chung đúc học thức” cho dân Việt như thế, quả là làcó tinh thần khai hóa dân trí, sát hợpvới thời thế vào lúc ấy-Thời thế chưa có khả năng lật đổ ách thống trị bằng bạolực cách mạng!
Trong công cuộc “Khai hóa dân trí” đó, Nguyễn An Ninh đặc biệt quan tâm đến Lý Tưởng của Thanh Niên! Theo Nguyễn An Ninh: Khi nói “Thanh niên là rường cộtcủa quốc gia” là phải nói đến “lớp thanh niên có lý tưởng dấn thân phụng sự tổ quốc, phụng sự dân tộc” -tức là lớp Thanh niên có lý tưởng ĐộclậpTự do! Và muốn thực hiện đượclý tưởng đó thì phảibảovệ văn hóa của dân tộc, đúng như nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã tuyên bố rằng: ”Dân tộc nào để cho mộtnềnvăn hóa ngoại bang ngự trị thì không thể có độclập thựcsự. Văn hóa là tâm hồncủa dân tộc!”
(Trích trong bài “Idéal de la jeunesse Annamite” (Lý tưởng của thanh niên An Nam) – bài diễn thuyết của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, tại “Hội KhuyếnHọc Nam Kỳ” ở Sàigòn, vào đêm 15-10-1923)
Cũng với ý nghĩa đó, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh khẳng định một chân lý: “Giống như một con người phải có một tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộcsống; một dân tộc có nềnvăn minh cao thượng thí mớihưởng đượ c những đặ cân mà một dân tộc thấp kém hơn không thể biết được. Có một trình độ văn hóa cho bản than thật quả là điều kiệncần trong cuộcsống, điều kiện đảmbảo giữ gìn độclập vàmở rộng ảnh hưởng cho một dân tộc.” (đãdẫn, như trên)
Hơn thế nữa, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh còn nhắn nhủ đốivới những thanh niên có lý tưởng phụng sự dân tộcrằng: “Hãy tôn sùng những ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà nâng vị trí của dân tộc ta trên thế giới, vànhững ai đã đóng góp vào việccải thiện điều kiệnsống chodântộc chúng ta.” (Câu kết luận, bài đãdẫn, như trên).
Nhìn chung, quan điểm “có học thứcvà lý tưởng mới cótư tưởng dân chủ” của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, đ ã soi sáng cho tầm nhìn cho lớp thanh niên Việt Nam hôm nay một logic biện chứng rằng: “Học thứcvà lý tưởng phụng sự dân tộc là hai điều kiện tiên quyết để có tư tưởng dân chủ, không thể thiếu điều kiện nào. Có học thức mà không có lý tưởng phụng sự dân tộc chỉ trở thành một trí thức “sĩ hoạn” mà thôi.Trái lại, cólý tưởng phụng sự dân tộc mà không có học thức thì dễ phạm sai lầmcực đoan, có thể làm tổnhại cho dân tộc!”
Liên hệ đến thực tiễn miềnBắc Xãhội Chủ nghĩa (XHCN) (1960-1975) càng cho chúng ta nhận thức sâu sắchơn quan điểm “có học thứcmớicó tư tưởng Dân chủ” của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh! Trong thời gian xây dựng miềnBắc XHCN, Đảng CSVN cũng quan tâm đào tạotầng lớp “Trí thức XHCN” theo phương châm “Chính trị là thống soái”, “Trung thành với Đảng hơn là tài năng” (tứcHồng hơn Chuyên). Do đóhọđã đào tạo ramộtlớp trí thức không có ý thức độclập sáng tạo, mà luôn cúi đầu vâng lệnh chỉ thị của Đảng cầm quyềnmột cách mù quáng! Mộtlớp trí thức nô lệ Đảng CSVN như vậy thì làm gì có tư tưởng Dân chủ cho đ úng nghĩa! (Thật ra cũng có những trí thức giác ngộ không thừa nhận “Hồng hơn Chuyên” thì họ tức khắcbị Tổ chức Đảng đì đến sát ván, không đượctăng lương, không đượcsử dụng đúng tài năng… Lẽ dĩ nhiên là không bao giờ đượckếtnạp vào Đảng!)
Đồng thờivới chính sách đào tạo cán bộ lãnh đạo các cấp, từ địa phương đến trung ương, theo “Chủ nghĩa Thành phần”. Cho nên, đasố cán bộ lãnh đạo trụ cột (các Bí thư Đảng bộ, các Chủ tịch UBND, các Chủ tịch HĐND cáccấp;các Vụ trưởng tổ chức các Bộ trong Chính phủ, các Trưởng phòng tổ chứccủacơ quan các cấp v.v…) đều xuất thân từ thành phần “giai cấpcơ bản” (công nhân, dân nghèo, bầncố nông). Do đó, họ không có hoặc kém học thức, chỉ cần “tuyệt đối chấp hành chỉ thị của Đảng cấp trên là đủ.Họ mù quáng chấp nhận cái gọi là “tập trung dân chủ”. Họ lớn tiếng chỉ trích, phê phán các chế độ Dân chủ Âu-Mỹ (!?) Cho nên, Tư tưởng Dân chủ của cuộc cách mạng Pháp 1789, hay Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân, mà nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã quảng bá tư 80 năm trước, họ đều coi là “ăn phải bã của giai cấptư sản” (!?) Chính vì thế mà nước Việt Nam mang tiếng là một quốc gia đã độclậptự chủ hơn60 năm (1945-2006), từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đếnCộng Hòa XHCN Việt Nam, mà vẫnlà mộtnước không có Dân chủ!
Sau hơn80 năm (1923-2006) quan điểm trên của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, vẫn còn là bài học lịch sử vô giá cho các nhà dân chủ Việt Nam, đặc biệt là cho lớp Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, hiện đang tiến hành cuộc đấu tranh cho công cuộc Dân Chủ Hóa Việt Nam!
Trong chương đầucủa tác phẩm “Le Contrat Social” của J. J. Rousseau, đã được xuấtbản vào ngày 15-10-1923, tại Paris, có câu nổi tiếng như sau: “Người ta sinh ra tự do, nhưng đâu đâu con ngườicũng phảisống trong xiềng xích.”
Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh rất tâm đắ cvềý tưởng “Tự Do” này của nhà triếthọc Pháp J. J. Rousseau!
Bởivậy, trong tác phẩm“Dân Ướ c, Dân Quyền, Dân Đạo” (trích dịch dịch tác phẩm “Le Contrat Social” của J. J. Rousseau) Nguyễn An Ninh nhắclại cái “ý tưởng Tự Do” đó theo cách nói của ông rằng: ”Con người sinh ra tự do, mà ở xứ nào con ngườicũng bịđóng còng cả. Có ngườitưởng mình làm cho kẻ khác, thì có lẽ còn nôlệ hơnnữa. Bởi sao mà sanh ra điều đổi ngược ấy?” Và nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã đưa ra cách giải quyết “điều đổi ngược này hóa ra phảilẽ” như sau:
“Vì người khác mà dùng cường lực mà đoạtlấytự do của nó, nay nó cũng dùng cường lực mà đoạtlại.” “Mà trong xã hội, cái thứ tự do là một cái quyền pháp quan trọng nhất, gốccủa các cái quyền pháp khác.”
Rõ ràng, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, không chỉ nhận thức sâu sắc cái “ý tưởng Tự Do” của J. J. Rousseau, mà còn nghĩ ra cách đoạtlạitự do cho những người đãmấttự do!
Nhưng trong tình thế lịch sử của những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, đấtnước Việt Nam vẫn còn đắm chìm trong “đêm đen thuộc địa” – các phong trào khởi nghĩavũ trang chống Pháp đãbị dìm trong biển máu (!) nhà cách mạng Nguyễn An Ninh chưa có thể dùng “cường lực” để đoạtlạitự do chodântộc mình, nên ông phải tiến hành đấu tranh trên lĩnh vựcTự Do Ngôn Luận– Báo “La Cloche Fêlée”(Tiếng chuông rè) do Nguyễn An Ninh chủ trương, ra đời (số 1 ấn hành vào ngày 10-12-1923 ) là nhằm hai mục đích sau đây:
“Một, tuyên truyền những tư tưởng Dân Chủ của cách mạng Pháp, để chuẩnbị cho tương lai mộtnước An Nam “Tự Do-Bình Đẳng-Bác Ái”.
“Hai, tuyên truyền cho Dân Chủ,tức chuẩnbị cho tương lai mộtnước An Nam Dân Chủ.”
(trích trong “Nguyễn An Ninh”, nhà xuấtbản Trẻ, TPHồ Chí Minh, năm 1996, trang 97).
Ngoài việc đấu tranh cho quyền “Tự do Ngôn luận”, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh còn kêu gọi đấu tranh đòi các quyền “Tự do Hộihọp, Tự do Báo chí tiếng Việt, Tự doDu lịch” …
Trong bài bào ngắn, với đầu đề: “Tự do Hộihọp, Tự do Báo chí tiếng Việt, Tự do Dulịch”, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã phê phán những tên thực dân Pháp cho rằng “chưa đến lúc để ban bố cho người An Nam vài quyềntự do sơ đẳng.” Nguyễn An Ninh đã viếtmột cách thâm thúy như sau: “Về phần tôi, tôi cho rằng đây làmộtlốilăng nhục công lao thực dân hóa củanước Pháp – Khi họ dám khẳng định rằng, sau 70 nămdướisự che chở củanước Pháp, một dân tộc trước đ ây đã đứng ngang hang vớinước Nhật Bản, đ ãtừng chiến thắng quân Xiêm, lại trở thành một đứ a con nít, không thể nào hưởng trọn quyền hạncủa mình, mà không gặp nguy hiểm.” (Xem “Tiếng Chuông Rè” số 20, 26-11-1925)
Và theo nhà cách mạng Nguyễn An inh thì quyềnTự Do là quyềncủa các dân tộc! Vì vậy, ta có quyền đấu tranh giành lấy quyềnTự Do chodântộc mình! Trong bài bào “Người Ta Không Ăn Mày Tự Do”, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã tuyên bố thẳng rằng: “Tự do đượ c giành lấy, chớ Tự do không được ban cho. Để giành lấyTự do từ nột thế lực có tổ chức, phải đương đầuvới nóbằng sứcmạnh có tổ chức.” (Tiếng Chuông Rè, số 21, ngày 30-11-1925) Vớilời tuyên bốđanh thép này, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đãvạch rõ rằng: Muốn giành lấyTự Do trong tay của thế lựccầm quyền, dân ta không có con đường nào khác là phảihợp nhau lại trong mộttổ chức cách mạng, mới có sứcmạnh đương đầuvới cường quyền!
Với tình thế lịch sử lúc ấy (1925) nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã sáng suốtsử dụng vũ khí nhân quyền để đấu tranh vớicả bộ máy thống trị thuộc địacủa chủ nghĩa thực dân Pháp, Cũng trong bài “Người Ta Không Ăn Mày Tự Do”, ông đã chỉ dẫn như sau: “Chúng ta có quyền Tuyên bố lớn tiếng những nguyên tắc chính của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, từđiều khoản 1, nói rằng con người sanh ra, sống tự do và bình đẳng về quyềnlợi, cho tới điều khoản cuối cùng, buộc các công dân bị vi phạm quyềnlợi có bổn phận chống lạisựđ àn áp bằng vũ khí, mà họ là nạn nhân.” (Để cho trí thức, sinh viên-học sinh và thanh niên biết chữ củanước ta, có sự hiểu biếtvề “Nhân quyền và Dân quyền”, Nguyễn An Ninh đãsưutầm và dịch toàn vănbản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền, cho đăng liên tục trong 7 số báo “La cloche Fêlée”, từ số 42 (18-2-1926) đếnsố 48 (11-3-1926) bao gồm các bản: Hiến pháp 1791, Hiến pháp 1793 và Hiến pháp1794 ).
Liên hệ đến thực tiễn Việt Nam trong thời thống trị của Đảng CSVN (1955-1975 đốivới miềnBắc và 1975-2006 đốivớicả nước ta), thìtình cảnh tự do của dân tộc Việt Nam, nếu xét về hiệntượng lịch sử thì thuậnlợihơn nhiều, đốivới thờikỳ lịch sử dưới quyền thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp -thờikỳ mà nhà cách mạng Nguyễn An Ninh gọi là “Đêm Đen Thuộc Địa”! Thế nhưng, ở năm 2006 này, quyềntự do của con ngườivẫnbị chế độ CSVN khống chế gắt gao! Chẳng hạn như quyềntự do ngôn luậnvẫnbị bóp nghẹt, quyềntự do hộihọpvẫnbị cấm ngặt v.v…
Vì vậy, quan điểm “Tự do là nềntảng cănbảncủa Dân chủ” của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh vẫn còn có giá trị thực tiễn! Những nhà dân chủ chân chính, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam yêu nước, đang dấn than đấu tranh cho sự nghiệp Dân Chủ Hóa đấtnước, rấtcần nghiên cứu vàáp dụng sáng tạo quan điểm này của Nguyễn An Ninh, vào tình hình cụ thể của Việt Nam hiện nay…
3-Phải có tờ báo cách mạng, mới có khả năng biến “tư tưởng dân chủ” trở thành “hiện thực dân chủ”!.
Sau khi tốt nghiệpCử nhân Luật (Sorbonne), Nguyễn An Ninh đã đimột vòng châu Âu, đến các nước Đức, Ý, ThụySĩ, Áo, Ha Lan, Anh, Bỉ … để tham quan, họctậpnềnvăn minh tân tiến, vàtiếpvới các danh nhân thế giới để tiếp thu tư tưởng dân chủ và nhân văncủa thiên tài quốctế (từ tháng 3 đến tháng 8-1922).
Ngày 5-10-1922, Nguyễn An Ninh rờinước Pháp trở về quê hương, để thực hiệnlý tưởng Cánh Mạng Dân Chủ, nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xíchnô lệ thuộc địacủa chủ nghĩa thực dân Pháp; với sự hậu thuẫncủa “Nhóm Ngũ Long” ở bên Pháp do Tiếnsĩ Luật Phan Văn Trường đứng đầu. (Theo hồ sơ Mật thám Pháp ở Sài gòn, thì Nguyễn An Ninh về Nam Kỳ để cướivợ,tổ chứctạiSốc trăng vào ngày 10-111922).
Đêm 25-1-1923, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn An Ninh lần đầ u tiên ra mắt công chúng Sàigòn, tạiHội KhuyếnHọc Nam Kỳ (HKHNK), ở số 34 đường Aviateur Garros (tức đường Thủ khoa Huân trước tháng Tư năm 1975), với bài diễn thuyết “Une Culture Pour Les Annamites” (Chung đúc nềnhọc thức cho dân An Nam). Với bài diễn thuyếtnổ tiếng đầy nhiệt huyết và rất có ý nghĩa này, đãmở đầu cho công cuộc vận động cách mạng dân chủ của Nguyễn An Ninh trên xứ Nam Kỳ!
Ngày 22-2-1923, Nguyễn An Ninh trở sang Pháp lần thứ hai, Trong chuyến xuất ngoại 6 tháng này, về công khai Nguyễn An Ninh nói cho mộtsố bạn bè biết, là sang Paris để trình bày “Luận án Tiếnsĩ Luật”, nhưng về bí mật là sang hộihọpvới anh em trong Nhóm Ngũ Long, để bàn bạckế sách hoạt động cho Phong Trào Dân Chủở Nam Kỳ trong giai đọan sắptới! Và trong thời gian này, lần đầu tiên, trí thức Paris đã đọc được bài “Lòng ngay thẳng của chánh phủ thuộc địa”, đăng trên báo “Người Cùng Khổ” (Le Paria) số 11 tháng 21923, của Nguyễn An Ninh, với bút hiệu N. Bài báo mở đầubằng những lời phê phán nhẹ nhàng, nhưng vạch trầnbản chấtlừagạtcủa chánh phủ thuộc địa, rằng: “Trong thời chiến tranh vinh quang, để có đượ c những “quân tình nguyện”, người ta đãhứa trờihứa biểnvới dân bảnxứ. Chiến tranh hết, những lờihứa trang trọng ấy cũng được trang trọng quên đi!” – Tháng 9-1923, Nguyễn An Ninh âm thầmvề Sàigòn, nên giới báo chí Sàigòn chẳng hề hay biết (?)
Đêm 15-10-1923, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh ra mắt công chúng Sàigòn lần thứ hai, cũng tại HKHNK, với bài diễn thuyếtnổi tiếng là“Idéal de la Jeunesse Annamite” (Lý tưởng của Thanh niên An Nam). Cũng trong đêm này HKHNK đã giới thiệu tác phẩm “Dân Ướ c-Dân Quyền-Dân Đạo” của Nguyễn An Ninh (trích dịch từ cuốn “Le Contrat Social” của J. J. Rousseau) xuấtbản cùng ngày 15-10-1923.
Hai bài diễn thuyếtcủamộtcử nhân Luật (Sorbonne), một nhà cách mạng trẻ tuổi (24 tuổi) Nguyễn An Ninh đã có ảnh hưởng rấtlớn trong giới trí thức Nam Kỳ (kể cả trí thức Pháp đang tòng sựở Nam Kỳ). Điều đó, đã làm cho tên Thống đốc Nam Kỳ-Tiếnsĩ Cognacq, và tên trùm Mật thám Nam Kỳ-Arnoux, rấttức giận! Nhưng, chúng không bắt giam được Nguyễn An Ninh, nên đã hèn hạ ra lệnh cấm không cho ông diễn thuyếttại HKHNK nữa! Nhưng, chúng không thể ngăn được ảnh hưởng cách mạng dân chủ của Nguyễn An Ninh, đốivới trí thức trẻ và thanh niên Nam kỳ!
Bị cấm diễn thuyết tại HKHNK thì Nguyễn An Ninh cho ra báo “La Cloche Fêlée” (Chuông Rè). Vì để tránh bị khủng bố, Nguyễn An Ninh chủ trươngra báotiếng Pháp, để phổ biến trong giới trí thức trẻ và lớp thanh niên có học, để từ họ quảng bá ra dân chúng bằng tiếng mẹ đẻ.Số 1 “La Cloche Fêlée” ấn hành vào ngày 10-12-1923. Vì để cho “đồng bào An Nam” khỏi hiểulầm– ‘Tại sao ra báo chữ Tây?.” Cho nên, trong số báo mới ấn hành lần đầu tiên này, nhà cách mạnh Nguyễn An Ninh dã bày tỏ tấm lòng của ông với đồng bào mình như sau:
“Chúng tôi cũng sẽ phảicó mộtcơ quan tờ báo quốc ngữ. Chúng tôi không phải là những người vì học nói tiếng Pháp xoàng, mà bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Cái kiến thức mà nước Pháp đã cho chúng tôi, thay vì làm cho chúng tôi xa rời,thì lại làm chúng tôi trở về với nòi giống của chúng tôi!” (Xem bài “Gửi Đồng Bào”)
Sau này, trong bài “Tiếng Mẹ đẻ, Người giải phóng các dân tộcbị áp bức”, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã khẳng địnhvaitrò của Tiếng Mẹ Đẻ như sau: “Tiếng nói làngườibảovệ quý báu nhấtnền độc lậpcủa các dân tộc, làyếutố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị.Nếu người An Nam hãnh diện tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn, để có khả năng phổ biếntại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa họccủa châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn làvấn đề thời gian.” (La Cloche Fêlée, số 27, ngày 21-12-1925)
Báo “La Cloche Fêlée” phát triển qua hai giai đoạn:
-Giai đoan I,từ số 1 đếnsố 19 (14-7-1964), do ông Eugenie de Jean de la Bâtie và Nguyễn An Ninh đứng tên trên tờ báo. Nhưng, mọi công việccủatờ báo đều do Nguyễn An Ninh đảm trách: Chủ nhiệm, Chủ bút, Biên tập viên, Phóng viên, Sửa morasse... thậm chí đến việc phát hành báo, và ôm báo đi bán dạo quanh Sàigòn đều do Nguyễn An Ninh làm!
{Ngày 10-1-1925, Nguyễn An Ninh lại đi sang Pháp, nhằmmục đích: “Mở chiếndịch vận độ ng, ngay trên nước Pháp, cho dân An Nam được các quyền: Tự do Chính trị,lập nghiệp đoàn và Bảohộ Lao động.” Và theo hồ sơ củaSở Mật Thám Paris, thì trong thời gian ở Pháp lần này, Nguyễn An Ninh đi diễn thuyết ở nhiều nơi. để “tuyên truyền cho cuộc cách mạng dân chủởĐông Dương” và Nguyễn An Ninh đã tuyên bố, trong đêm diễn thuyếttạp “Sociétés Savantes” (Paris) ngày 2-5-1925, rằng: “nếu như không có sự hợp tác giữa người An Nam vànước Pháp thì nước Pháp đừng hòng tồntại lâu dài tạiÁ Đông!”-Ngày 26-6-1925, Nguyễn An Ninh và Phan Chu Trinh cùng về đến Sàigòn.}
-Giai đoan II,từ số 20 (26-11-1925) đếnsố 62 (3-5-1926), do Nguyễn An Ninh điều hành tờ báo, có sự trợ giúp của Tiếnsĩ Luật Phan Văn Trường (Phan Văn Trường rờinước Pháp về Sàigòn trong tháng 12 năm 1923).
Báo ”La Cloche Fêlée” ấn hành đếnsố 62 (3-5-1926) thì nhà cách mạng Nguyễn An Ninh cho đổi tên là “L’Annam”. Mục đích củatờ “L’Annam” cũng giống như tờ “La Cloche Fêlée”, nhưngxét về mặt ý nghĩa, thì tờ “L’Annam” mới đúnglà “Tiếng Nóicủa Dân An Nam!" Số đầucủa “L’Annam” là số 63 (3-5-1926) và số cuối cùng là số 182 (2-2-1928).
Sở dĩ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh ra báo bằng tiếng Pháp, là để tránh sự kiểm duyệt và khủng bố của chính quyền thuộc địa.
Bởi vì, theo Luật Báo Chí Dân Chủ củanước Pháp, thì người Pháp hay có quốctịch Pháp, chỉ cần có lá đơn xin phép, là có thể ra báo ngay mà khỏi phải đợilệnh cho phép. Báo tiếng Pháp thì không qua kiểm duyệt trước khi ấn hành. Nguyễn An Ninh đãlợidụng luật này, để viết bài tuyên truyền vàcổ động quần chúng đấu tranh đòi tự do dân chủ…
Nghiên cứunội dung của 182 tờ báo (La Cloche Fêlée và L;Annm) do nhà cách mạng Nguyễn An Ninh chủ trương, chúng ta sẽ nhận ra chứcnăng vô cùng có ý nghĩacủa môt tờ báo cách mạng ấn hành công khai trướchọngsúng và nhà tù của chế độ thuộc địa Pháp! Những ý nghĩa đó là:
-Là mộtcơ quan tuyên truyền, giác ngộý thức dân chủ cho quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam; từđó là cho mọitầng lớp xãhộicủa dân tộc Việt Nam nhậnrõ bản chất tàn bạovàdã man của thực dân Pháp -kẻ thù đãcướpnước ta và bắt dân ta làm nô lệ suốtgần70 năm qua (1859-1928)!
-Là mặt trận dân chủ có nhiệmtổ chức quần chúng giác ngộ và trong những đoàn thể yêu nước, chuẩn bị thựclực cách mạng, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, theo từng bướctừ thấp đến cao, từ hẹp đếnrộng, và khi có thờicơ sẽ phát động toàn dân đứng lên giành quyền độclập cho nước nhà!
Kết quả cao nhấtcủa công cuộc Tuyên truyền, Giác ngộ,Vận độngvà Tổ chứccủa nhà cách mạng Nguyện An Ninh, là sự ra đờicủamột chính đảng: Đảng Thanh Niên Cao Vọng! (thường đượcgọi là “Hội Kín Nguyễn An Ninh”)
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong thờikỳ đượcgọi là “20 năm đổimới” (19862006), chúng ta thấy không có mộttờ báo đóng vai trò có ý nghĩa như hai tờ báo của Nguyễn An Ninh (?) Một lý do duy nhất mà những nhà dân chủở trong nước thường nêu ra là “Đảng CSVN đã bóp nghẹttự do ngôn luận!” Gần đây, các nhà dân chủở trong nước có cố gắng mở trang Web:Tiếng Nói Dân Chủ” ở trên mạng, nhưng rấthạn chế, và quảng đại quần chúng Việt Nam ở trong nước, cũng nhưở hải ngoại, hầu như không có điều kiện đọc nó (!?) Còn tờ “Tự Do Ngôn Luận” của Linh mục Chân Tín thì chỉ phổ biến trong số ít trí thức công giáo mà thôi!
Phong Trào Dân Chủ Việt Nam hiện nay, muốn làm được chúc năng tuyên truyền, giác ngộ,vận động và tổ chức quần chúng thành mộtmặt trận dân chủ rộng lớn, thì phải có mộttờ báo giấy, ấn hành công khai, phát hành sâu rộng tận huyện xã, như nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã làm, cách đây80 năm! Lẽ dĩ nhiên, tình hình cụ thể hiện nay hoàn toàn khác xa tình cụ thể của80 năm trước! Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải áp dụng kinh nghiệmlịch sử một cách sáng tạo!
Tháng 9 năm 1925, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đãbớt thời gian cho công việc viết báo. Ông vềẩn tại nhà ở Hốc Môn để chuẩnbị cho sự ra đờicủamột chính Đảng: “Đảng Thanh Niên Cao Vọng”! Chủ trương thành lậpmột chính Đảng để lãnh đạo cuộc Cách Mạng Dân Chủ, mà lựclượng nồng cốt là Thanh Niên Trí Thức, đã được Nguyễn An Ninh thai nghén từ khi tiếp xúc vớitư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp 1789. Và sự thai nghén cách mạng đó, đã được Nguyễn An Ninh đề cậprất khéo trong bài diễn thuyết “Lý tưởng của Thanh niên An Nam” (đêm 15-10-1923, tại HKHNK).
Chẳng hạn như câu kết luậncủa bài diễn thuyếtrằng:
“Hãy tôn sùng nhưng ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà nâng vị trí của dân tộc ta trên thế giới, và những ai đã đóng góp vào việccải thiện điều kiệnsống cho dân tộc chúng ta!” (bài đã dẫn)
Nguyễn An Ninh cùng các đồngchí của ông, đang tích cực chuẩnbị cho một chính đảng ra đời, thì ngày 24 tháng 3 năm 1926 thì ông đãbị bọnmật thám Pháp vây bắt ngay tại nhà ở Hốc Môn. (Ngay trong đêm 24-3 này cụ Phan Chu Trinh cũng qua đời!) Ngày 24 tháng 6 năm 1926, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đãbị tòa án thực dân Pháp tại Sàigòn kết án 2 năm tùvà tướcbỏ quyền tuyểncử,về tội “xách độngdânAnNam nổi loạn chống chính phủ Pháp” (?)
Khi bị nhốt trong khám, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đãsớm nhìn thấyâm mưu khủng bố phong trào dân chủ của thực dân Pháp! Vì vậy, khi luậtsư Phan Văn Trường và Nguyễn TiếnVăn vào khám lớn Sàigòn thăm ông, ông nhắn ra ngoài cho các đồng chí trong “Đảng Thanh Niên Cao Vọng” (ĐTNCV) rằng: “Xin các đồng chí đừng lo cho tôi mà làm việc chi náo động, để cho chính quyền thực dân có cớ tiến hành khủng bố bấtlợi cho phong trào!”
Nhưng, các anh em đồng chí ở bên ngoài nóng ruột, nên không nghe theo lời khuyên của Nguyễn An Ninh! Hai ông Nguyễn TrọngHyvà Trần Huy Liệu, đ ãtổ chứcmột cuộcTổng Bãi Công và Bãi Khóa toàn Sàigòn, vào ngày 5-4-1926! Chính quyền thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và bắtbỏ tù mộtsố cốt cán của phong trào! Nguyễn An Ninh rất đau lòng khi nghe tin này!
Nguyễn An Ninh quyết định chống án! Ông viết hai lá đơn: Một, gửi cho Thống đốc Nam Kỳ là Le Fol. Hai, gửi cho Tổng BiệnLý Sàigòn. Mục đích chống án của Nguyễn An Ninh là để sớm ra khỏi nhà tù, đặng tiếp tục xây dựng vàcủng cố “ĐTNCV”, để cho phong trào Thanh Niên Dân Chủ tránh khỏisự lợidụng của Đảng Lập Hiếncủa Bùi Quang Chiêu, do Pháp dựng ra! Nhờ lờilẽ nhã nhặn, cólý có tình, nên thư chống án của Nguyễn An Ninh đã đượccứu xét. Và ngày 7 tháng 1 năm 1927, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã được trả tự do (sớmhơnhạn tù 15 tháng).
Để che mắtbọnmật thám Pháp và những tên "indicateur" người Việt, sau khi ra tù nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đãcải trang thành “Thầy Chùa Tại Gia”, nên ông đãcạo đầu trọc, gõmỏ,tụng kinh ở tại nhà một thời gian. Trong thựctế, trong những năm 1927-1930, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, với chiếc xe đạp cùng cái va-ly hành trang, ông đã đi chỉ đạo công tác tổ chức, xây dựng ĐTNCV ở khắpnơi trên xứ Nam Kỳ: Đặc biệt ông đãvận động được ông Hội Đồng Võ Công Tôn, ởấp Lò Gạch, xã Long Hiệp, huyệnBếnLức, làm cơ sở bí mật để liên lạcvới các cơ sở của các tỉnh miền Tây Nam Bộ! Không chỉ thế, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh còn có ảnh hưởng rấtlớn đốivới các chùa chiền (Phật giáo) và thánh thất (Cao Đài) ở Nam kỳ.
Báo cáo củaSở Mật Thám Pháp Đông Dương cóviết như sau:
“Nguyễn An Ninh đến các chùa chiền, thánh thất Cao Đài, các vị hòa thượng hay các ông đạo đứng đầu thánh thất, đón tiếp Nguyễn An Ninh xem như người đứng đầucủa dòng đạo, nên thắphương đèn, mặcy phục nghi lễ của đạo… trân trọng đó tiếp ông!” (Báo cáo số 172, ngày 31-3-1927)
Cũng theo báo cáo số 172 này, Sở Mật Thám Pháp Đông Dương đã nhận định rằng:
“Nguyễn An Ninh có ý định làm cuộc tuyên truyền, cổ động và tổ chức khắp Nam kỳ, để chuẩnbị đến một ngày nào đó, bộc phát một cuộctổng bãi công của những hương chứchộitề, công chức và thợ thuyền…”
Qua thựctế lịch sử hoạt động đócủa nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, phải nhìn nhận: Nguyễn An Ninh là một lãnh tụ cách mạng tiền phong, có thiên tàl (genie) vận độngvà tổ chức các tầng lớp quần chúng trong xã hội, tham gia phong trào đấu tranh chính trị, chuẩnbị cho cuộc cách mạng dân chủ của dân tộc ta, vào những thập niên 30-40 trong thế kỷ XX!
Để tranh thủ sựủng hộ củatầng lớp trí thức và cách Mạng của nhân dân Pháp lúc Bấy giờ, như các ông Marcel Cachin, Doriot Leon Werth…Vì vậy,ngày 8 tháng 6 năm 1927, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã đáp tàu Paul Le Cat,rời Sàigòn đi sang Pháp (trên chuyến tàu này còn có nhà cách mạng Đệ Tứ Tạ Thu Thâu).
Bọnmật thám Pháp đã theo dõi sát chuyến đi Pháp lần thứ năm này, củacử nhân luật khoa, nhà cách mạng dân chủ Nguyễn Anh Ninh, từ Sàigòn đến Paris, nhưng chúng đã nhận định sai lầmrằng: “Nguyễn An Ninh có ý định nhân chuyến sang pháp lần này sẽ sang Nga và sang Trung Hoa. Trước khi đó, Ninh đãhứavới đồng đảnglà khitrở về, Ninh sẽ cùng vớihọ tiến hành cuộc cách mạng.” (Báo cáo củaSở mật thám Pháp Dông Dương, số 525-S ngày 23-8-1927). Nguyễn An Ninh chỉ làm công việcvận động chính trên đất Pháp mà thôi!
Cuốinăm 1927, nhà cách Nguyễn An Ninh đ ã cùng ông Nguyễn Thế Truyền (vớivợ con của ông Truyền), rờinước Pháp. Đến ngày 7-1-1928, hai ông đãvề tới Sàigòn. Ông Nguyễn An Ninh mời gia đình ông Truyền, về nghỉở nhà ông tại xã Trung Mỹ Tây (Hốc Môn) {Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền và cô con, rời Sàigòn về quê ở Nam Định (BắcKỳ) vào ngày 14-2-1928}.
Đếnnăm 1928, ĐTNCV do nhà cách mạng Nguyễn An Ninh xây dựng vàtổ chức, đã phát triển khá mạnh. Số đảng viên của ĐTNXC, đã có đếngần 7.000 người. Đảng viên ĐTNCV có nhiều thành phần: Trí thức, Công chức, Thợ thuyền, Nông dân, và có cả Hương chứcHộitề, Phú nông và Điạ chủ. Nghĩa là: Đảng Thanh Niên Cao Vọng là Đảng của môi thành phần trong xã hội, màlựclượng trụ cột là Thanh Niên Trí Thức!
Trong thời gian vận động chính trịở Pháp (cuốinăm 1927), nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã nhận được tin: Đảng Cộng sản Pháp đang bí mật thực hiện “Plan Z de Doriot” (Kế hoạch Zcủa Doriot) -tứclà kế hoạch bạo động lật đổ chính phủ Pháp do Doriot lập ra. Marcel Cachin giao cho Doriot thực hiện trong năm 1928 (?) Do đó, Nguyễn An Ninh mới định thừacơ hội, nếu Đảng CS Pháp thực hiệnkế hoạch Z. thành công, thì ông sẽ tiến hành ngay cuộc cách mạng lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam (?) Cho nên, sau khi ở Pháp về, Nguyễn An Ninh đã chủ trương cho đảng viên ĐTNCV tự vũ trang bằng các loạivũ khí tự chế, như súng, tạc đạn, mìn…Đồng thời mua mộtsố súng ở bên Trung Hoa, đem về phân phát cho đảng viên của Đảng bộ TNCV trong tỉnh Gia Định (đặc biệt là đảng viên là tín đồ Cao Đài giáo).
Chính trong thời gian chờđón thờicơ (đầunăm 1928), để thực hiện cuộc cách mạng lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã viết tác phẩm “Hai Bà Trưng”. Về hình thức, tác phẩm Hai Bà Trưng là một “tuồng hát”, nhưng khi nghiên cứunội dung của tác phẩm, thì người đọc sẽ thấy: Đây là “Cương Lĩnh Hành Động của Đảng Thanh Niên Cao Vọng”!
Núp dưới hình thức tác phẩmvăn nghệ, để ấn hành và phổ biến công khai cho toàn thể đảng viên ĐTNCV, trướchọngsúng vànhàtùcủa thực dân Pháp, là một sáng tạo linh hoạtcủa nhà cách mạng Nguyễn An Ninh! Tuồng hát Hai Bà Trung của Nguyễn An Ninh đã viết xong trong tháng 6 năm 1928, và Nguyễn An Ninh đã cho ấn hành và phổ biến cho toàn Đảng TNCV,
Tuồng hát “Hai Bà Trưng” có 8 màn. Đặc biệt, chú ý mấy màn sau đây:
-Màn 2, tố cáo chính sách bốclột, đàn áp tàn ác củabọn Tàu cai trị đốivới dân ta, để phát động tư tưởng biếncăm thù thành sứcmạnh quật khởi!
-Màn 4, thợ thuyền, nông dân, thương nhân, binh lính... đều tình nguyện theo dướicờ khởi nghĩacủa Hai Bà Trưng, chứng tỏ ngọncờ chính nghĩa đãtậphọp được toàn dân, mộtlựclượng vô địch, không có kẻ thù nào chống đỡ nổi!
-Màn 6, khởi nghĩa đã thành công, nhưng giữ chính quyền không được bao lâu, tại sao? Tác giảđã chỉ ra mấy nguyên nhân là: Mấtcảnh giác trướcâm mưu tái chiếnnước ta củalũ giặc Tàu! Thiếumột đội ngũ trí thức có tài quản trị và điều hành quốc gia trên các lĩnh vực Chính trị, Kinh tế,Văn hóa, Xã hội… Từđó cho thấy: Cướp chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn!
Kế hoạch Z. của Đảng Cộng Sản Pháp đãbị chính quyền phát xít Pháp bóp chếttừ trong trứng nước, do đócơ hội vùng lên cướp chính quyên của ĐTNCV đành phải chuyểnhướng (?)
Trong những năm 1927-1928, ở Việt Nam lầnlượt xuất hiện thêm 3 tổ chức cách mạng mới: “Thanh Niên Cách Mạng Đồng ChíHội”, “Tân Việt Đảng”, “Việt Nam Quốc Dân Đảng”. Và một nhược điểmlớncủa cao trào chính trịđa nguyên, đa đảng này của Phong Trào Cách Mạng Việt Nam, là không có sựđoàn kết nhất trí, thống nhất hành động vì mục đích chung!
Ngày 1 tháng 10 năm 1928, tên Đốc phủ Chấn, Chánh tham biệntỉnh Chợ Lớn, báo cho Sở mật thám Pháp ra lệnh truy nã Nguyễn An Ninh trên toan cõi Đông Đương. Sau khi Phan Văn Hùm và hàng ngàn quần chúng đãbị chính quyền thực dân Pháp bắt, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã quyết định đến thẳng bót Catinat để cho mật thám bắt, với ẩn ý động viên tinh thần cho những đồng chí đãbị Pháp bắt, rằng: “Đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ không có tội, mà bọn Pháp cầm quyền bóp nghẹtTự Do Dân Chủ mới là những kẻ có tội!”
Dư luận công chúng ở Việt Nam và ở Pháp đã phản đốikịch liệt, yêucầu chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam kỳ phải trả tự do cho Nguyễn An Ninh và hàng ngàn quần chúng bị tình nghi là đảng viên ĐTNCV (!) Nhờ vậy, cuối cùng chính quyền thực dân Pháp phải thả phần đông những người đãbị chúng bắt, chỉ giam giữ 115 người, trong đó có Nguyễn An Ninh, để chờ ngày ra tòa!
Do sự chỉ đạocủa Nguyễn An Ninh, toàn thể 115 người đều chống án, khi bị tòa án thực dân kếttội! Cho nên, đến ngày 17-7-1929, tòa án thực dân phải đành mở phiên tòa phúc thẩm. Trong phiên tòa phúc thẩm này, tên Chưởng lý người Pháp Léonard đãcố tình kếttội thậtnặng đốivới nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, và vớimức án là 3 năm tù giam, 1.000 quan tiền phạt vàtướcbỏ quyền công dân trong 5 năm, về tội: “LậpHội
Kín Nguyễn An Ninh để xúi giục dân chúng nổi loạn!”
Trong thời gian Nguyễn An Ninh bị giam giữ tại khám lớn Sàigòn (10-1929 đến 10-1931), ở bên ngoài, Phong trào Cách mạng Việt Nam bị thực dân Pháp khủng bố khốc liệt (!) Chẳng hạn như, ngày 17-6-1930, thực dân Pháp đã đưa 13 lãnh tụ vàchí sĩ cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém. (Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tụ Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà VănLạc, Đoàn Văn Nhu, Ngô Văn Du, NguyễnVăn Tính, NguyễnVăn Tiêm, Đỗ VănTư, NguyễnVăn Chu, Nguyễn Nhu Liêm.) Vào 5 giờ sáng của một ngày trong tháng 11-1931, thực dân Pháp cũng hạ lệnh chém đầu người chiếnsĩ thiếu niên Lý Tự Trông ngay trướccửa khám lớn. Những sinh viên Việt Nam yêu nước ở Pháp, đãtổ chức biểu tình phản đốilệnh xử tử 13 lãnh tụ vàchí sĩ VNQDĐ, trước điệntổng thống Élysée (Paris), đãbị bắt giam và trục xuấtvề nước vào ngày 24-6-1930 (gồm có các ông: Tạ Thu Thâu, TrầnVăn Giàu, NguyễnVănTạo, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang, Ngô Quang Huy, TrầnVăn Chiêu, Phan Văn Chánh, TrầnVăn Đởm, Hồ Văn Ngà, TrầnVănTư, Đặng Bá Lân, Lê ThiếuTư, Đặng Tấn Phát, Vũ Liên, NguyễnVăn Tân, Trịnh Văn Phú, Trương Duy Tam, Nguyễn Duy Đàm.)
Ngày 3 tháng 10 năm 1931, Nguyễn An Ninh đãhếthạn tù giam. Sau khi được trả tự do, ông về sống tại nhà số 254 đường Chasseloup Laubat (tứcHồng ThậpTự trước tháng 4-1975) và ông phảitạm thời làm nghề dạyhọctư để sống.
Luậtsư Phan Văn Trường cũng đã ra tù, trước Nguyễn An Ninh mấy ngày, có đề nghị ông tiếptục ra báo. Nhưng, Nguyễn An Ninh cho ông Trường biết là chưa có điều kiện ra báo ngay, để thư thả sẽ tính! Vì vậy, luậtsư Phan Văn Trường mớirời Sàigòn, về thăm quê cha đấttổ,tại làng Bưởi (ngoại ô Hànội). Tháng 10 năm 1932, Nguyễn An Ninh có cơ hội làm báo ”Trung Lập” (tiếng Việt), nên ông định raBắcKỳ mời hai ông Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường, vào Sàigòn, cùng làm báo với ông. Nhưng, ông Nguyễn Thế Truyềntừ chối vì muốn hoạt động ở BắcKỳ. Còn ông Phan Văn Trường thì đang lâm trọng bệnh!
Và luậtsư, nhà yêu nước Phan Văn Trường, không may đã qua đời vào ngày 21-4-1933 (!). Nguyễn An Ninh rất đau buồn khi nhận được hung tin đó. Thế là: “Nhóm Ngũ Long” đãtừ trầnhết 2 người (Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường), còn 1 thìtạm thời trụ lại ở quê nhà(Nguyễn Thế Truyền),còn 1 thìrẽ ngang theo chủ nghĩacộng sản (Nguyễn Ái Quốc), chỉ còn có Nguyễn An Ninh vẫn trung thành vớilý tưởng thực hành cách mạng dân chủ!
Nguyễn An Ninh đã viết “Điếuvăn khóc Phan Văn Trường”, đầu đề là “Vài Lời Nhắc Nhở”, đăng trên báo Trung Lập, số ra ngày 27-4-1933, có những đoạn như sau: “PHAN VĂN TRƯỜNG nghiên cứu chủ nghĩa Mã KhắcTư (Marx), nhờđó mà hiểu rõ sự tiến hóa của xã hội… PHAN VĂN TRƯỜNGlà người giác ngộ hơn PHAN CHÂU TRINH. Mà PHAN CHÂU TRINH lại đượ c quý trọng như kia. Còn sự chếtcủa PHAN VĂN TRƯỜNG ngày nay, chắc ít người chú ý đến…tôi cũng muốn cho anh em thanh niên nhắc nhở đến PHAN VĂN TRƯỜNGlà một ngườirất đáng quý... Học hiểu như PHAN VĂN TRƯỜNG xứ ta dễ có mấy ai!”
Nguyễn An Ninh hợp tác với NguyễnVănTạo làm báo Trung Lập, nhưng bị kiểm duyệtgắt gao, khó có thể đưa ra những bài viết “tố cáo chính quyền thực Pháp”, cũng như không thể “công khai kêu gọi quần chúng tham gia phong trào dân chủ chống phát xít” (!) Vì vậy Nguyễn An Ninh mới bàn với NguyễnVănTạo ra thêm tờ báo bằng Pháp ngữ,lấy tên là “La Lutte” (Đấu Tranh). “La Lutte” ra số đầu tiên vào ngày 24-4-1942. Đến ngày 28-5-1933, tờ Trung Lậpbị chính quyền thực dân Pháp rút giấy phép. Và đến ngày 2-6-1933, tờ La Lutte cũng tựđình bản, vì gặp quá nhiều khó khăn!
Trong tình thế bị chính quyền thực dân Pháp quản chế rấtgắt gao, nên về mặt công khai, Nguyễn An Ninh vừadạyhọc để kiếmsống, và cũng để che mắtbọnmật thám Pháp. Về bí mật, thông qua mộtsố đồng chí lãnh đạocơ sở, ông chỉ đạo ĐTNCV tiến hành chuẩnbị cuộc đấu tranh trong tình thế mới. Đồng thời ông cũng tập trung trí tuệ để viết quyển “Tôn Giáo”. Quyển sách nhỏ này đã được ấn hành vào cuốinăm 1932.
“Tôn giáo” của Nguyễn An Ninh, là một tác phẩm mang tính triếthọc nói chung, mang tính logic học nói riêng, mà đốitượng đọc và nghiên cứu tác phẩm đó, phải có trình độ họcvấn Đạihọcmới có khả năng am tường toàn bộ nội dung của nó. Qua các chuyên mục: Dịđoan, Trời, Thiện ác, Linh hồn không chết, Lập tôn giáo, Vì sao tôn giáo mạnh? (chưakể Bài Đầu và Bài Chót), độc giả sẽ thấy tác giảđã dày công nghiên cứu so sánh, phân tích trên cơ sở khoa học, chớ không phê phán theo kiểu thiên kiến chủ quan, nên mang tính thuyết phụcrất cao, đốivới những người vô thần hay hữu thần! Nguyễn An Ninh đã đưa đến cho độc giả mộthứng thú – không thể nào không đọc quyển “Tôn Giáo”, rằng: “cũng nên bàn về tôn giáo, là mộtvấn đề lâu đãmấy ngàn năm, mànay cũng còn mớimẻ. Mà rồi, có lẽ cũng có vương vấnvới kinh tế.” (Xem Bài Đầu) Vàrằng: “vấn đề “linh hồncủa con người” làvấn đề của nhà triếthọc và nhà tâm lý học.” (Xem “Linh Hồn Không Chết”) … Sau cùng, Nguyễn An Ninh đãdẫnmột câu nổi tiếng, củamột nhà xã hộihọc ở Âu Châu, rằng: ”Sự phê bình thiên đàng đổi ra là phê bình trái đất này đây.” (Xem Bài Chót).
Nguyễn An Ninh dự định viếtmộtbộ sách lấy tên là “Sao Mai”,gồm nhiều quyển: 1.-Tôn Giáo. 2.Phụ Nữ Giải Phóng. 3.-Kinh Tế Học ĐạiLược. 4.-Công Đoàn vàHợp Tác Tiêu thụ v.v… Nhưng tiếc thay, sau khi ấn hành quyền “Tôn Giáo” (1932) ông không có thời gian để hoàn thành bộ sách có giá trị này để lại cho đời sau!
Nguyễn An Ninh, trong thời gian này đã đượcSở mật thám Pháp Đông dương liệt vào hạng ”một tay cách mạng nguy hiểm nhất!”(Theo “Indochine S.O.S.” của Andrée Viollis, Paris, 1933). Do đó, ông đi đâu cũng không lọt qua các cặpmắt cú vọ củabọn "indicateur" (điềm chỉ viên)! Cũng theo bà Viollis (sách đãdẫn), thì nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã cho bà biết như sau:
“Chính quyền (thực dân Pháp) đ ã tìm mọi cách để dẹpbỏ tờ báo của tôi, như cấm các nhà in phát hành, bưu điện không phát hay chặnlại! Tôi nói với chính quyền: “Các ông đừng ép tôi đến chỗ tự tử hay nổi loạn… Bị xét xử,bị kết án… Chính họđã làm cho tôi trở thành một người cách mạng!” (Bà Andrée Viollis, đại
diện cho tờ báo “Pettit Parissien”, là bạncũ của Nguyễn An Ninh ở bên Pháp, cùng với các nhà báo Jean Rodes (Le Journal), Jean Dorsenne và Jean Leune (Le Temis), và con gái của viên Tổng trưởng thuộc địa Paul Reynaud, đã đến thăm và tiếp chuyệnvới Nguyễn An Ninh, tại nhà ở Hốc Môn, vào ngày 14-10-1931).
Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) mới ra đời (3-2-1930) ở hải ngoại, do QuốcTế Cộng Sản sinh ra, thì tập đoàn Nguyễn Ái Quốc-Trần Phú đã tính chuyện diệt trừ các chính đảng khác. Bằng chứng, trong Hội Nghị Trung Ương lần thứ nhất, tạiHương Cảng vào tháng 10-1930, họđã liệt các chính đảng cách mạng ở trong nước, như VNQDĐ và ĐTNCV là “các đả ng phái thù đị ch với ĐCSVN.” (?!) Chính hành vi bá quyền chính trị này của ĐCSVN -chỉ có ĐCSVN là chính nghĩa, còncác tổ chúc yêu nước không cộng sản đều là phi nghĩa– đã làm lợi cho bọn thực dân phát xít Pháp, tiến hành các chiếndịch khủng bố trắng đốivới Phong Trào Cách Mạng Việt Nam, trong những năn 1931-1935!
Trong những năm Phong Trào Cách Mạng Việt Nam bị thực dân phát xít Pháp khủng bố trắng, vàbị thoái trào nghiêm trọng, hàng ngàn chiếnsĩ cách mạng Quốc Gia, cũng như Cộng Sản, đãbị xử tử,bịđày đi Côn đảo… cũng là những năm Nguyễn An Ninh len lỏi đi khắpxứ Nam kỳ,với hình thức công khai là “đi bán dầu cù là” – “Do đómới có danh là “dầu cù là Nguyễn An Ninh”, mà mục đích chính là để liên lạcvới các đồngchí cònlại, ở các địa phương, cùng nhau ra sứccủng cố vàxây dựng tổ chứccơ sở của ĐTNCV, sao cho thích hợpvới tình thế mới -tình thế hình thành Mặt Trận Dân Chủ chống phát xít trên toàn cõi Đông Dương!
Tinh thần chân chính của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, đã được thể hiện ở tấm lòng “Bao Dung” đối với những ngườiCộng Sản, mặc dù cómộtsố nhân vật trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) -đổi tên từ Hội Nghị TW lần thứ I– đã coi ĐTNCV của Nguyễn An Ninh là thù địch. Nhưng, ông vẫn bắt tay với những ngườicộng sản, vốnlà bạn bè, như NguyễnVănTạo, Dương Bạch Mai… trên tinh thần đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung!
Tháng 3 năm 1934, Nguyễn An Ninh chủ trương tậphọp những người trí thức nói tiếng Pháp, không phân biệt chính kiến hay đảng phái, tổ chức thành một “Mặt Trận Hành Động Hợp Pháp Vì Thợ Thuyền”. Mặt Trận này gồm có: Nguyễn An Ninh, NguyễnVănTạo, Dương Bạch Mai, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, TrầnVăn Thạch…
Sau đó, Nguyễn An Ninh cùng NguyễnVănTạo đi xuống Miền Tây, để gặp các anh em thanh niên đã từng lưuhọctại Pháp, tậphọphọ lại, tổ chức thành “Hội Liên Đoàn Thanh Niên”. Hội này được xem là mộttổ chứcnồng cốt chính trị, nhằmvận động, lôi kéo các tầng lớp thanh niên tham gia Phong trào Dân chủ chống phát xít! Kế tiếp, Nguyễn An Ninh vận động, tậphọp giới chủ xe đò và Autobus tại Sàigòn, tổ chức đình công, phản kháng sự độc quyền giao thông của Công ty Autobus và xe điện, được chính quyền thực dân Pháp làm chỗ dựa. Qua cuộcvận động đấu tranh của giới chủ xe đò và Autobus, Nguyễn An Ninh đãtỏ chức được đường dây bí mật liên lạctừ Sàigòn với các địa phương trong xứ Nam Kỳ.
Bước sang đầunăm 1934, tình thế chính trị tại Pháp và ở các thuộc địa Pháp, cũng chuyển biến theo chiềuhướng chống chiến tranh đế quốc. Trong hai năm 1935-1936, trục phát xít Đức-Ý-Nhật hình thành, và đang ráo riết tiến hành cuộc chiến tranh thế giớimới (Chiến tranh thế giớilần thứ II). Vì thế, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh cũng phải thay đổi sách lược đấu tranh, sao cho thích hợpvới tình thế mới. Đây chính là sự sáng suốtcủamột lãnh tụĐTNCV!
Tuy ĐTNCV của Nguyễn An Ninh, chưa trở thành một Đảng lãnh đạo cách mạng dân chủ thành công trong lịch sử cận-hiện đạicủa dân tộc Việt Nam, nhưng cũng để lại cho Phong Trào Dân Chủ ngày nay nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị,về việcvận động quần chúng tham gia phong trào cách mạng dân chủ,về việc xây dựng và mở rộng tổ chứccơ sỏ của ĐTNCV; và đặc biệt là vai trò dấn thân lãnh đạo, đi vào thựctế trong công tác “quần chúng hóa”, của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh!
Ngày 19-2-1934, đoàn QuốcTế Đỏ của QuốcTế Cộng Sản (QTCS) đến Sàigòn, để điều tra “tình hìnnh đờisống của dân chúng và can thiệp các vụ giam cầm, bắtbớ thợ thuyềncủa chính quyền thuộc địa.” (?) Đoàn gồm có: Gabriel Péri-nghị sĩ Quốchội Pháp (trưởng đoàn), Bruneau tức Patean -Ban quản trị công đoàn thống nhất Pháp, và Chaintrou tức Barthel -Thủ lĩnh Lao động Pháp. Đón phái đoàn tạicảng Sàigòn, có trạng sư Cancelleri, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Chánh, cùng với Metter và Baby -nguyên là Chủ tịch Hội Nhân quyền và Dân quyền.
Những nhân vật trong phái đoàn QuốcTế Đỏ,vốn đã biết tiếng nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, từở bên Pháp; nên họ nhờ ông hướng dẫnhọđi khắpnới, từ thành phố Sàigòn đếnLụctỉnh! Về phần Nguyễn An Ninh, cũng nhân cơ hội này để tìm cái thế của Quóc Tế Đỏ đốivới chính phủ Pháp, nhằm có sách lược thích hợp cho Mặt Trận Dân Chủ chống Phát Xít ởĐông Dương (?). Sở mật thám Pháp Đông Dương chobọnmật thám bám sát phái đoàn và Nguyễn An Ninh!
Mặc dù chuyến đi điều tra của phái đoàn QuốcTế Đỏ chưa mang lạilợi ích cụ thể cho dân Việt Nam đang bị sự áp bức tàn bạocủa chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng cũng có ảnh hưởng thuậnlợi cho Phong Trào Cách Mạng Việt Nam.
Xuất phát từ mục đích chung, và dựa vào tình bạn, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã đứng ra làm “hạt nhân đoàn kết hai nhóm Đệ Tam (cộng sản) và Đệ Tứ (Troskist) ở Nam Kỳ lạivới nhau, bằng cách “hợp tác, làm việc chung trong mộtcơ quan ngôn luận”. Do đó, tờ báo “La Lutte” đã được tái bản vào ngày 4-101934.
Nhưng, bởi vì XứủyCộng sản Nam kỳ (doHà Huy Tập là Bí thư) muốnnắm trọn quyền chi phối tòa soạn báo “La Lutte”, trong khi đóvề tài chánh và viết bài (tiếng Pháp) thì chủ yếu là do nhóm Đệ Tứ lo, mà người đại diện là Tạ Thu Thâu. Ông Nguyễn An Ninh đã nhiềulần đóng vai trọng tài để phân xử sự tranh chấp giữa hai nhóm đó…
Năm 1936 là năm chuẩnbị cho “ĐạiHội Đông Dương”, và nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã có vai trò rất quan trọng, trong việc chỉ đạo công việc chuẩnbị ĐạiHội, vàvạch trầnbản chất không cách mạng của Mặt Trận Bình Dân Pháp và Chính Phủ Pháp do Mặt Trận đónặn ra (!).
Ngày 8-6-1936, viên Tổng trưởng Thuộc địa Pháp – Marius Montet -tuyên bố: “Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp cương quyếtsẽ tiến hành cải cách mọimặt cho dân thuộc địa” Tức khắc, giới báo chí Sàigòn đặt ngay câu hỏi: “Đông Dương có hy vọng gì ở Chính phủ Mặt trận Bình dân không?” Chủ nhiệm báo L’ocuvre ở Hànội, ông Candelon giải đáp: “Có! Nhưng Đông Dương phải làm sao cho Chính phủ chính quốc biết được nguyệnvọng của mình?”
Ông Nguyễn An Ninh, trả lời trong cuộc phỏng vấncủa báo “Đuốc Nhà Nam”, và ngày 26-6-1936, trả lời cho câu hỏicủa giới báo chí Sàigòn như sau:
“Hy vọng”, dùng hai tiếng ấy, tôilấy làm lo…… tôi sợ rốt cuộcrồi chỉ làhy vọng, nghĩa là không được gì hết!”
“Chính phủ Bình dân ngày nay chỉ là một đoạ ncủalịch sử Pháp, có thể không tái lại hai lần, cũng làmộtdịp may có thể không trở lạilần thứ hai cho dân ta, nếu dân ta biết dung dịp may này… để kêu nài các quyềntự do, để tự mình tổ chức binh lấylợi quyềncủa mình, để tham gia chính trị thì chắc thế nào bình dân ở Pháp cũng cho làviệctất nhiên. Tôi chỉ hy vọng là ở chỗđó.”
Nhân cơ hội này, Nguyễn An Ninh cùng Tạ Thu Thâu ra mặtvận động thành lập “Ban Đông dương Chính trị phạm Đại xá” -Đếnnăm 1936 đã cóhơn 10.000 chính trị phạm đang bị giam cầm trong các nhà ngụccủa thực dân Pháp ởĐông Dương! Tháng 7-1936, ban này đãbầu ra một Ban Chấp Hành, gồm có 11 người: BàLân Ngọc Thanh, Bác Sĩ TrầnVăn Đ ôn, Bác sĩ NguyễnVăn Thinh, Trạng sư Vivies, Giacobi, Lascaux, Couget, Luậtsư Trịnh Đình Thảo, Lê Văn Kim, Constant Metter, Nguyễn An Ninh…,
Chính do áp lực đấ u tranh của “Ban Đ ông dương Chính trị phạm Đạ i xá”mà cuốinăm 1936, chính quyền thực dân Pháp ởĐông Đương mớibắt buộc, chịu thả 150 chính trị phạm đang bị lưu đày ở Côn Đảo trở về đất liền! Và viên Tổng trưởng Thuộc địa phải ép mình trình lên cho Hội Đồng Tổng Trưởng của Chính phủ Bình dân Pháp, để ký sắclệnh lậpmột“Ủy Ban Điều Tra” tình hình của các thuộc địa,các xứ bảohộ và ủy quyền thuộc Pháp (8-1936).
Chộplấy thờicơđó, Nguyễn An Ninh đã viết đăng trên báo “La Lutte”, liên tiếp hai bài có tính chất chỉ đạo cho ĐTNCV, và gợi ý cho các “Đảng bạn” về việc “Tiếntớimột ĐạiHội Đông Dương” (La Lutte, số ra ngày 29-7-1936) và “Bắt tay chuẩnbị ĐạiHội Đông Dương” (La Lutte, số ra ngày 6-8-1936). Trong bài thứ hai, ông đã đề ra nhiệmvụ của “Nhóm La Lutte” như sau: “Nhiệmvụ của nhóm LA LUTTE là khuyến khích triệutậpmột Đạihội Đông Dương, tham gia Đạihội để giúp đại đasố dân chúng, như là quần chúng lao động, đạt được những yêu sách phù hợpvớilợi ích và nguyệnvọng sâu xa cho họ!”
Để hoàn thành nhiệmvụ quan trọng này, ngày 13-8-1936 nhóm La Lutte đã thành lậpmột “Ủy Ban Hành Độ ng” (UBHĐ) cho công bố ngay trên báo La Kutte (5-8-1936), gồm có các ông: Nguyễn An Ninh, NguyễnVăn Nguyễn, TrầnVăn Thạch, Phan Văn Hùm và Hồ HữuTường. UBHĐ có mặt thường trựctại trụ sở, số nhà 99 đường Lagrandière, để tiếp xúc với quần chúng…
Và ngay trong đêm 13-8-1936, UBHĐđã nhất trí bầumột Ủy Ban Lâm Thời, đượcgọitắt là “Lâm Ủy”, gồm có 19 ủy viên, trong đó có các ông dân biểu là: Lê Quang Liêm, TrầnVăn Khá, NguyễnVăn Sâm, Thương Công Thuận, Nguyễn Phan Long, TrầnVăn Thạch, NguyễnVănTạo; các nhà báo là: Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường, Bùi Thế Mỹ, J.B. Đông; các ông đại diện cho nông dân là: NguyễnVăn Trấn, Võ Công Tôn, TrầnVăn Hiển; các ông đại diện cho thợ thuyền là: Tạ Thu Thâu, TrầnHưng Ngẫu, Đào Hưng Long; các bà đại diện cho phụ nữ là: Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Thị Năm.
Để phát động nhiệt tình cách mạng của các tầng lớp thanh niên, Nguyễn An Ninh đã viết “Lời Kêu Gọi Thanh Niên Hành Động” vì Đạihội Đông dương, đăng trên báo La Lutte, số ra ngày 19-6-1936. Trong Lời Kêu Gọi này, Nguyễn An Ninh đã xác định nhiệmvụ và vai trò quyết định của thanh niên như sau:
“Về nhiệmvụ giúp quần chúng lao động họplại để làm rõ yêu sách củahọ và chỉ định Đại biểu, nghĩa là nhiệmvụ hàng đầu để Đạihội thựcsự mang tính chất nhân dân. Đó là nhiệmvụ của giới thanh niên tích cực, tận tâm, nhiệt tình.”
“Giới trẻ mà hoạt động sáng kiến, năng lực, tận tâm. Không dừng bước trước những khó khăn ban đầu. Chính nơi giới trẻ này, và chỉ nơihọ mớidẫn đếnsự thành công của Đạihội Đông dương!”
Công việc chuẩnbị để tiến đếnmột Đạihội Đông dương của Nguyễn An Ninh và nhóm La Lutte, đãgặp phảimột thế lực đối nghịch (được chính quyền thực dân Pháp yểm trợ), nên không dễ dàng thành công theo ý muốn! Thế lực đối nghịch đó là “Đảng Lập Hiến”(ĐLH ) củakỹ sư Bùi Quang Chiêu (Đảng của giai cấptư sản và địa chủ). Khác với chủ trương của Nguyễn An Ninh và nhóm La Lutte, ĐLH mà Nguyễn Phan Long là đại diện đã chủ trương rằng: Chỉ cầntậphọpmộtsố dân biểu Nam kỳ đại diện cho giai tầng tư sản và địa chủ “thay mặt cho nhân dân” để làm việcvới phái đoàn điều tra của Chính phủ Bình dân Pháp mà thôi. Như thế là họ có âm mưugạtbỏĐông Dương ĐạiHội-một Đạihội tham khảo ý kiếncủa toàn dân, tứclà của những thành phầnbị áp bức, từ lâu nay họ hoàn toàn bị gạt ra khỏi sinh hoạt chính trị,mấthết quyềntự do và quyềnsống của con người!
Tối ngày 21-8-1936, Lâm ủy Đạihội Đông dương họplần thứ hai, với 27 thành viên (trong đó có thêm luậtsư Trịnh Đình Thảo và nhà báo NguyễnVăn Nguyễn), để quyết định3 vấn đề quan trọng như sau:
1/-Thông qua bức thư tường trình công việccủa Đạihội Đông dương, gửi cho Thủ tướng Pháp Léon Blum và Tổng trưởng thuộc địa Marius Moutet.
2/-Phản kháng tên Kalin, chủ hãng Ba Son đã đuổi thợ!
3/-Bầu5vị đồng chủ tịch Lâm Ủy là: Nguyễn Phan Long, Nguyễn An Ninh, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn VănTạo, Lê Quang Liêm. Nămvị chủ tịch lập thành Ban Thường Trực Lâm Ủy.
Sau hội nghị, Nguyễn An Ninh đ ã viết bài “Vì Đạ iHội Các Dân Tộc Đ ông Dương Hãy Đứng Lên!”, đăng trên báo La Lutte số ra ngày 26-8-1936. Bài viết có tính chất “Hiệu Triệu” này, Nguyễn An Ninh không dùng tên của mình, mà coi như là ý kiến chung của Lâm Ủy, rằng: “Ủy Ban triệutập đã quyết định làm cả những điề u khó có thể làm đượ c để giúp tấtcả các dân tộc Đông dương đượctự do phát biểutư tưởng và yêu cầucủahọ, được tham gia có hiệu quả vào công việccủa Đạihội.”
Phong Trào ChuẩnBị Cho Đông Dương ĐạiHội đang phát triển nhanh và lan rộng từ Sàigòn đến các địa phương của Nam Kỳ, thì bọn thực dân Pháp cầm quyền ởĐông Dương đã tiến hành âm mưu triệthạ phong trào, bằngcách ra lệnh chobọn tay sai cầm quyền ở các tỉnh, quận, chỉ đạo cho bọnhương chứchộitề ở các xã, rằng: “Bắtkẻ nào hoạt động hănghái vàcầm đầu, lậptờ trình kếttội những kẻấy có chân trong một “Hội Kín” để đủ cơ sở pháp lý đặng đưa ra tòa.”(Bằng chứng: như Thông Tri số 4228, ngày 26-8-1936 của tên quận trưởng Phước Long).
Vì vậy, Lâm Ủy ĐạiHội Đông Dương lậptứccử một Ban Đại Diện đếngặp tên Rivoal-Thống đốc Nam Kỳ,gồm có 4 ông: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Phan Long, Trịnh Đình Thảo và Lê Quang Liêm. Nguyễn An Ninh thay mặt Ban Đại Diện Lâm Ủy, với những lờilẽ nhã nhặn nhưng cương quyết chấtvấn tên Rioval về chính sách bắtbớ, vu cáo những người dân vô tội đó? Tên Rivoal chối và hứa điều tra (!?)
Trong khi đó, Đảng Cộng Sản Pháp lại chuẩnbị “Khởi nghĩaVũ trang Cướp Chính quyền” (?) Tình thế đó, càng làm cho bọn thực dân cầm quyền ởĐông Dương, càng thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương, để ngăn chặnsự phốihợp hành động với Đảng Cộng Sản Pháp!
Để cho bọn thực dân Pháp cầm quyền không có cớđàn áp phong trào hành động, ngày 15-9-1936, Nguyễn An Ninh đề nghị Lâm ủy Đạihội Đông Dương triệutập phiên họpbất thường, để ra quyết nghị gồm mấy điểm như sau: -Tiến hành công việc “Tiếntới ĐạiHội Đông dương” trong vò pháp luật va trậttự.-Phản đối những ai choviệc làm chính đáng này là hành động gây rối. -Phát động giới báo chí viết bài, đưa tin để tuyên truyền vàcổ động cho Đông Dương Đạihội.– Phái người đivề các địa phương, gặp các “Tỉnh ủy Đông dương Đạihội”, để phổ biếnkế hoạch tổ chức Đạihộicủa Lâm ủy.
Ngày trước khi tiến hành cuộchọpbất thường này, Ban Chấp Hành Lâm Ủy đãbị phân hóa. Bốnvị của Đảng Lập Hiến tuyên bố ly khai, rút tên ra khỏi Ban Chấp Hành Lâm Ủy Đạihội Đông dương. Đó là 4 ôngHội đồng: Lê Quang Liêm, Võ Hà Trí, Thương Công Thuận, vàTrầnVăn Khá.Hy vọng thành lập “Mặt Trận Thống Nhất” của Nguyễn An Ninh đãbị phá vỡ,bởisự hoạt đầucủa Đảng Lập Hiến!
Cùng ngày, tên thống đốc Nam Kỳ ra lệnh cấm: “Kể từ ngày 15-9-1936, cấm biểu tình, cấmtụ họp trong thành phố Sàigòn-Chợlớn.” Và sau đó, trước khi tiến hành truy quét sự chuẩnbị Đạihội Đông dương của Lâm Ủy, ngày 21-9-1936, tên thống đốc Nam kỳ bày trò gửi 5 lá thư, cùng mộtnội dung, của tên Tổng trưởng Thuộc địa, gửi cho 5 ông đồng chủ tịch của Lâm ủy Đông dương Đạihội, yêu cầumỗi ông gửigấp các tập nguyệnvọng mà các ông đã soạn thảo, báo cáo hoạt động của các Ủy Ban Hành Động, và đề xuất những biện pháp cần thiết để tiến hành Đông dương Đạihội. Tên thống đốc Nam kỳ còn qui định các ông Chủ tịch Lâm ủy phảigửi cho hắn đúng ngày 25-9-1936!
Nhận rõ âm mưulừadốicủabọn thực dân Pháp, Nguyễn An Ninh liền công khai vạch trầnmặt thậtcủa chúng, qua bài “Tối Hậu Thơ Của Chánh Phủ”, đăng trên báo La Lutte, số ra ngày 24-9-1936, có đoạn như sau: “Rõ ràng chánh phủ không muốn có những cải cách nghiêm túc. Người ta không thể giải thích khác hơn làdự ngoan cố của chánh phủ trong việc ngăncản Đạ ihội Đ ông dương bằng mọi giá. Mộtsự ngoan cố vô lý và lố bịch!”
Ngày 25-9-1936, do sự đạo diễncủabọn phản gián Pháp, ông TrầnVăn Khá (Đảng Lập Hiến) đứng ra triệutập một Đạihội Đông dương khác, theo sự chỉ đạocủa Rivoal, bao gồm các dân biểu tay sai Pháp, giao cho Lê Quang Liêm làm chủ tịch. Các dân biểu đại diện cho giới lao động đều không đượcmời (như các ông NguyễnVănTạo, Dương Bạch Mai, TrầnVăn Thạch…)
Chính quyền thực dân Pháp bắt đầu khủng bố Lâm Ủy Đạihội Đông dương! Ngày 27-9-1936, các tên: Bồi thẩm Estève, Cò mật thám Perroche, và tên Biện ly Disès, cùng đếnlục soát tòa soạn La Lutte. Chúng tịch thu toàn bộ tài liệuvề Đạihội Đông dương, và bắt ông Tạ Thu Thâu đang có mặttại tòa soạn! Sáng ngày 28-91936, Nguyễn An Ninh bị bắt ngay văn phòng của luậtsư Trịnh Đình Thảo! Ngày 3-10-1936 chúng bắt được NguyễnVănTạo, vàtrục xuất 2 nhà báo Bùi Thế Mỹ và DiệpVănKỳ về quê ở miền Trung (!)
Ba ông Ninh-Thâu-Tạobị giam chung trong khám số 7 (Khám lớn Sàigòn). Dân chúng Nam Kỳ sôi sục đấu tranh đòi thả các ông Ninh-Thâu-Tạo, bằng mọi hình thức: Kiến nghị gửi chánh phủ bình dân Pháp, mít tinh, biểu tình ôn hòa đòi nhàcầm quyền Nam kỳ trả tự do cho 3 ông…Ở trong khám, các ông Ninh-Thâu-Tạo quyết định tuyệt thựctừ ngày 26-10-1936! Đã nhịn ăn suốt 12 ngày rồi, đến ngày 5-11-1936, 3 ông lại tiếptục nhịnuống. Tính mạng của 3 ông đã đếnhồi nguy kịch, các Bác sĩđiều trị phải báo khẩn cho tên Thống đốc Nam Kỳ là họ không chịu trách nhiệmvề sức khỏecủa các ông Ninh-Thâu và Tạonữa! Khi nghe tin 3 ông Ninh
– Thâu và Tạo tuyệt thực, dân chúng Sàigòn -Chợlớn, ngày nào cũng tụ họp đông đảo trước tòa soạn La Lutte để hỏi thămsức khỏecủa 3 ông, mặc cho bọnmật thám và cảnh sát hù dọa, theo dõi!
Tối ngày 5-11-1936, tên Thống đốc Nam Kỳ sợ trách nhiệm trước cái chếtcủa 3 nhà cách mạng kiên cường, nên đã cho xe đến nhà thương Chợ Quán chở 3 ông Ninh-Thâu-Tạovề tòa soạn La Lutte, và trả tự do cho 3 ông ngay tại đó, trướcsự chào đón3 ôngrấtnồng nhiệtcủa dân chúng!
Từ sau tháng 5-1936, Lâm Ủy Đạihội Đông Dương phân hóa mộtlầnnữa: Nhóm Trotskystes mà đại diện là ông Tạ Thu Thâu tuyên bố “không ủng hộ Chính phủ Mặt trận Bình Dân Pháp” nữa, và lấytờ La Lutte lại, không cộng tác với những ngườicộng sản! Do đó, xứủy Nam bắt buộc phảira tờ báo riêng -tờ L’Avant Garde. Còn ông Hồ HữuTường thì sử dụng tờ Militant của ông, làm diễn đàn chửi Đệ Tam QuốcTế, chửi Staline…
Nguyễn An Ninh rất đau lòng trướcsự chia rẽđó, bởi vì ông thân với những trí thức theo cộng sản và cũng thân với những trí thức Trotskystes! Để cho bạn bè hiểu rõ lập trường của ông đốivới Chính phủ Bình dân Pháp, Nguyễn An Ninh đã xác định như sau: “người ta (Chính phủ thực dân Pháp) muốn áp đặt cho chúng ta hợp tác trong sự phục tùng mù quáng ý chí của chánh phủĐông dương, họp tác không được phê phán, không đượ c yêu sách những quyềncơ bản, không đượ cmột chút khích động quần chúng đau khổ,tấtcả nhưng điều đó phải chăng chưa đủ để giết chết trong tôi mọilý lẽ hy vọng vào cái chánh phủ hiện nay ở chính quốc?” Xem bài “Tôi sẽ chấp nhận im lặng”, báo La Lutte, ngày 18-3-1937).
Ngày 14-5-1937, tòa án thực dân ra hầu tòa, nhưng ông cương quyết không tuân theo. Ông vừalẩn trốn trong dân vừa hoạt động bí mật, lúc ở Sàigòn, lúc ở tỉnh… Suốt 5 tháng trời, lẩn trốn khắp đó đây, trong vòng kiểm soát rấtgắt gao củabọnmật thám, cuối cùng ông đãbị tên Đốc phủ Chấn, tỉnh trưởng Chợ Lớn đem quân lính bao vây và bắt được ông, vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 4-9-1937, tại ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp, huyện Cần Giuộc* Chợ Lớn).
Ngày 8-9-1937, chúng đưa Nguyễn An Ninh về xử án tại tòa Vĩnh Long. Trong thời gian Nguyễn An Ninh lẩn trốn, tòa Vĩnh Long cũng đãxử vắng mặt (9-7-1937), và đãkết án ông 5năm tù giam và 10 năm biệt xứ. Lần này, tòa án Vĩnh Long vẫnxử Nguyễn An Ninh theo mức án cũ, và chuyển ông về giam ở khám lớn Sàigòn (24-9-1937).
Đúng vào thời điểm Chiến tranh Thế giớilần thứ II bùng nổ, Nguyễn An Ninh ra tù (18-2-1939). Ra tù, Nguyễn An Ninh tuy sức khỏe đã giảm sút đirất nhiều, nhưng ông vẫn tiếptục dùng ngòi bút để góp sức cho phong trào cách mạng Việt Nam. Ông viết bài đăng trên tờ “Dân Chúng”– báo Tiếng ViệtcủaXứủycộng sản Nam kỳ chủ trương.
Công luận Việt Nam đặc biệtlưu tâm đến “Lờ Tuyên Bố Của Nguyễn An Ninh” (nhân dịpbầucử Hội đồng Quảnhạt Sàigòn, 1939), đăng trên báo “Công Luận và Dân Chúng”, năm 1939, bài viếttừ Mỹ Tho vào tháng 4-1939. Trong Lời Tuyên Bố, ông Nguyễn An Ninh đã đề cập đến 5vấn đề trọng yếu như sau:
1/-Quốc gia mù mờ và Cách mạng đầulưỡi.
2/-Cái nạn Phát xít.
3/-Lờihứa cho Đông đương tự trị của ông Albert Sarraut làm toàn quyềnnăm 1914-18.
4/-Làm sao Hội đồng Quảnhạt có thể thi hành đượcmột chính sách dân chủ rộng rãi?
5/-Can thiệp vào việc quốc phòng.
Có thể nói, đâylà một luậnvăn chính trị rất cô đọng (chỉ hơn 6000 chữ), nhưng đầy đủ nội dung, làm sáng tỏ quan điểm, lập trường cách mạng của nhà dân chủ chân chính, vì quyềnlợicủa quốc gia dân tộc là trên hết! Điều này, đã được chứng minh bằng câu kết luận, rằng:
“Với những cử tri ngày nay tỉnh ngộ, tôi xin hô cao khẩu hiệu:
a/ Hãy liên hiệplựclượng dân chủ.
b/ Đòi hòa bình, cơm áo, tự do.
c/ Mở ngục cho chính trị phạm.
“Hỡi các đồngbào cử tri, đốivớinước nhà, dẫu khổ sở đềnbực nào, tôi cũng không một phút dám quên phậnsự của tôi. Xin đồ ng bào hãy ráng làm một việc nhỏ nhen là bỏ thăm đồ ng tình với chính sách thiết thực để cho dân ta hết khổ nhụcvới cái kiếp dân đãmấttự do!”
Ngày 4-10-1939, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh lạibị bắttạiMỹ Tho. Và ngày 27-7-1940, tòa án quân sự của thực dân phát xít Pháp đãxử và kết án ông: 5 năm tù giam và 10 năm biệtxứ!
Ngày 10-12-1940, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đ ãbịđày ra Côn Lôn! Ngày 14 tháng 8 năm 1943, Nguyễn An Ninh đã qua đời vì bị thực dân pháp và phát xít Nhật, đồng tình sát hại ông bằng một mũi thuốc độc! (Theo lời khai của Huỳnh Đại Phước, cai ngục ở Côn Lôn).
o0o
Nhân ngày giỗ lần thứ 63 (14-8-1943 đến 14-8-2006), chúng ta nghiên cứu quan điểm thực hành dân chủ của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, nhằmmục đích chính là “ôn cố tri tân” – thông qua những bài học kinh nghiệmlịch sử, thành công hay thấtbại để liên hệ đến thực tiễn đấu tranh dân chủ hóa của Việt Nam ngày nay, nhằm rút kinh nghiệm và sáng tạo trong tình thế mới, giành lấy thắng lợi trong tay bạo quyền CSVN!
Chế độ CSVN đương quyền, nếu xét về bản chất cái gọi là chuyên chính vô sản thì không khác gì “chính quyền thực dân Pháp đã phát xít hóa” trong những năm 1937-1941. Nhưng chính quyền độc tài chuyên chế của CSVN còn thâm độcvề chính sách phi dân chủ vàtinhvi về thủđoạnmị dân, hơn thực dân Pháp rất nhiều! Kinh nghiệmlịch sử hơn60 năm qua (1955-2006) đã cho chúng ta nhậnrõ sự thật này! Do đó, Phong
Trong mấynămgần đây, đặc biệtlà từ 2004 đến nay, Phong trào Dân chủ Việt Nam có bừng lên như “ngọnlửa cháy đồng”, tùy thuộc vào thời tiết, không chắc chắn, không vững bền, không quyết liệt (?) Chẳng hạn, trên lĩnh vực Tự do Ngôn luận, khi CSVN cho phép thì rầmrộ như “trăm hoa đua nở” (thời gian góp ý Dự thảo Báo cáo Chính trị của Đạihội X). Nhưng, khi CSVN cấm“đụng chạm đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” thìxẹp xuống như “bong bóng xì hơi”. Không có hiệntượng nào “phá rào cản” theo phương sách làm báo tự do của Nguyễn An Ninh, trướchọngsúng vànhàtùcủa thực dân Pháp (?)
Hiện nay, CSVN đang dùng thủđoạn “Khống chế tinh thần” của những nhà hoạt động dân chủở trong nước, mà không đàn áp, khủng bố,bắtbỏ tù, như mấynăm trước đây! Đó là vì tình thế chính trị quốctế bắt buộc (chờ vào WTO, chuẩnbị hội nghị thượng đỉnh APEC và đón tổng thống G.W. Bush vào tháng 11-2006). Với thủđoạn “khống chế tinh thần”, bọn Công An CSVN sẽ làm cho các nhà hoạt động dân chủ không có thời gian rảnh để lo “việcnước và cả việc nhà”! Ngày nào cũng phải lên Phường, lên Quận để trả lờisự thẩmvấn, còn có thời gian đâu mà lo! Lãnh đạo phong trào mà chỉ ru rú trong nhà, viết email, gọi điện thoại thì làm sao nắmbắt được thựctế? Thông tin qua mạng lưới điệntử không phải là cái “gậy thần” thiên biếnvạn hóa của Tôn Ngộ Không? Hơnnữa, nếubị cúp điện thoại, bị tịch thu máy tính thì ngồi nhà để kêu trời hay sao? Phải thâm nhập vào trong thựctế của xã hội! Phải đivề cơ sở hạ tầng để thấu hiểu tâm tư nguyệnvọng của quảng đại quần chúng lao khổ! Phải tìm đủ mọi cách để phá rào cảnTự do Ngôn luận, phải ra cho được nhiềutờ báo giấy ở đị a phương và trung ươ ng! Phải trực diện đấ u tranh với chính quyền CSVN, đòi dân chủ, đòi nhân quyền! Phải đoàn kết thậtsự với các Đảng phái không cùng khuynh hướng chính trị,với các tôn giáo, để lập thành “Mặt Trận Dân Chủ Thống Nhất”, để có đủ thế đấu tranh với chế độ CSVN! Nếucứ cát cứ và chia rẽ như hiện thời, chỉ làm lợi cho CSVN mà thôi!
Đông Bắc Hoa Kỳ Ngày 14 tháng 8 năm 2006
Lê Tùng Minh
Lê Tùng Minh